Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ và làm việc với Thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan
08:46, ngày 12-01-2018
TCCSĐT - Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ hai tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, ngày 10-01-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, làm việc với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulit; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường; Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha.
*** Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao việc Campuchia đăng cai Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ hai, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia ở khu vực. Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực mà Campuchia đã đạt được trong thời gian gần đây; bày tỏ tin tưởng Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Samdech Techo Hun Sen đứng đầu sẽ tiếp tục đưa đất nước Campuchia phát triển hoà bình, ổn định và thịnh vượng.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành chúc nhân dân Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 2 và bầu cử Quốc hội vào tháng 7 tới; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn mong muốn tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sang dự Hội nghị; khẳng định sự tham dự của Đoàn Việt Nam không chỉ đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị lần này mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian gần đây, nhất là việc hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24-6-1967 - 24-6-2017). Hai bên nhất trí tiếp tục có các biện pháp hiệu quả giúp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức đúng về giá trị của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia đã được xây dựng từ máu xương của nhiều thế hệ đi trước để có trách nhiệm gìn giữ và vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ này.
Trên tinh thần hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng... ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Hai bên nhất trí đẩy mạnh tiến độ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, phấn đấu hoàn thành công tác này trong thời gian sớm nhất. Hai bên cũng nhất trí phối hợp giải quyết tích cực vấn đề địa vị pháp lý cho người Campuchia gốc Việt tại Campuchia trên cơ sở luật pháp Campuchia và tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước.
*** Tại buổi tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulit, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp Thủ tướng Thongloun Sisoulit trong những ngày đầu năm 2018; phấn khởi trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; đánh giá cao kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức và bế mạc Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith; đồng thời đánh giá cao thành công của Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017.
Để triển khai quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong năm 2018, hai Thủ tướng nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước tập trung phối hợp chuẩn bị thật tốt Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào vào đầu năm 2018; theo đó, đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực trong năm 2017 và chuẩn bị các nội dung hợp tác, đề xuất các giải pháp mới đột phá để nâng cao hiệu quả hợp tác trong năm 2018. Hai bên cùng thúc đẩy triển khai các nội dung tại Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2020 cũng như phát huy thành công và tinh thần Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục đưa quan hệ chính trị hai nước đi vào chiều sâu; phối hợp triển khai các biện pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ để thúc đẩy hợp tác kinh tế, tập trung các dự án đầu tư trọng điểm, kết nối kinh tế, giao thông, cơ sở hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hai nước; phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn tại; tích cực tuyên truyền đến nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc và phát huy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.
Cũng tại cuộc gặp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Chính phủ Lào ưu tiên đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí liên quan đến việc xin thị thực, giấy phép lao động và thẻ cư trú cho lao động Việt Nam; tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt ổn định làm ăn, sinh sống tại Lào, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội tại Lào cũng như tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
*** Tại buổi gặp Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước trong năm 2017; nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đi thăm, tiếp xúc thường xuyên, đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, hai bên tiếp tục tích cực thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương hai nước phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được; tăng cường hơn nữa sự tin cậy về kinh tế, thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, lành mạnh và tiếp tục tạo điều kiện cho các mặt hàng Việt Nam, nông lâm thủy hải sản vào Trung Quốc; triển khai đúng tiến độ, hiệu quả các dự án có sử dụng tín dụng của Trung Quốc tại Việt Nam; hợp tác cùng có lợi về nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ; thúc đẩy hợp tác tài chính, giao thông vận tải.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức mời Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam và dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 từ ngày 29 đến ngày 31-3-2018. Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; kiểm soát tốt bất đồng, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực và hiệu quả.
Về phần mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ kiên trì phương châm hữu nghị với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững. Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định sẽ tích cực tham gia cơ chế hợp tác GMS; cảm ơn lời mời và sẽ thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả hai bên; đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi về việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS tại Việt Nam.
*** Tại buổi gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, đầu tư, thương mại, an ninh - quốc phòng, tư pháp… Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 2017 tăng 20%, đạt 15 tỷ USD. Hai bên cũng phối hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS)… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của Thái Lan trong việc thúc đẩy hợp tác tiểu vùng sông Mekong cũng như trong khuôn khổ Mekong – Lan Thương; đồng thời mong muốn Thái Lan phát huy vai trò trong đảm bảo an ninh nguồn nước và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Thủ tướng Thái Lan chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC và bày tỏ sẵn sàng phối hợp Việt Nam tổ chức GMS vào tháng 3-2018 tới đây. Hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thái Lan tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường Thái Lan. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan sinh sống và làm ăn ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan cũng như là cầu nối cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
Đây cũng là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phnompenh, Campuchia trong ngày 10-01. Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Phnompenh, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ hai theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen |
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành chúc nhân dân Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 2 và bầu cử Quốc hội vào tháng 7 tới; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn mong muốn tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sang dự Hội nghị; khẳng định sự tham dự của Đoàn Việt Nam không chỉ đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị lần này mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian gần đây, nhất là việc hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24-6-1967 - 24-6-2017). Hai bên nhất trí tiếp tục có các biện pháp hiệu quả giúp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức đúng về giá trị của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia đã được xây dựng từ máu xương của nhiều thế hệ đi trước để có trách nhiệm gìn giữ và vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ này.
Trên tinh thần hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng... ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Hai bên nhất trí đẩy mạnh tiến độ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, phấn đấu hoàn thành công tác này trong thời gian sớm nhất. Hai bên cũng nhất trí phối hợp giải quyết tích cực vấn đề địa vị pháp lý cho người Campuchia gốc Việt tại Campuchia trên cơ sở luật pháp Campuchia và tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước.
*** Tại buổi tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulit, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp Thủ tướng Thongloun Sisoulit trong những ngày đầu năm 2018; phấn khởi trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; đánh giá cao kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức và bế mạc Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith; đồng thời đánh giá cao thành công của Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulit và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Để triển khai quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong năm 2018, hai Thủ tướng nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước tập trung phối hợp chuẩn bị thật tốt Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào vào đầu năm 2018; theo đó, đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực trong năm 2017 và chuẩn bị các nội dung hợp tác, đề xuất các giải pháp mới đột phá để nâng cao hiệu quả hợp tác trong năm 2018. Hai bên cùng thúc đẩy triển khai các nội dung tại Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2020 cũng như phát huy thành công và tinh thần Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục đưa quan hệ chính trị hai nước đi vào chiều sâu; phối hợp triển khai các biện pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ để thúc đẩy hợp tác kinh tế, tập trung các dự án đầu tư trọng điểm, kết nối kinh tế, giao thông, cơ sở hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hai nước; phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn tại; tích cực tuyên truyền đến nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc và phát huy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.
Cũng tại cuộc gặp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Chính phủ Lào ưu tiên đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí liên quan đến việc xin thị thực, giấy phép lao động và thẻ cư trú cho lao động Việt Nam; tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt ổn định làm ăn, sinh sống tại Lào, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội tại Lào cũng như tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
*** Tại buổi gặp Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước trong năm 2017; nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đi thăm, tiếp xúc thường xuyên, đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường |
Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, hai bên tiếp tục tích cực thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương hai nước phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được; tăng cường hơn nữa sự tin cậy về kinh tế, thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, lành mạnh và tiếp tục tạo điều kiện cho các mặt hàng Việt Nam, nông lâm thủy hải sản vào Trung Quốc; triển khai đúng tiến độ, hiệu quả các dự án có sử dụng tín dụng của Trung Quốc tại Việt Nam; hợp tác cùng có lợi về nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ; thúc đẩy hợp tác tài chính, giao thông vận tải.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức mời Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam và dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 từ ngày 29 đến ngày 31-3-2018. Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; kiểm soát tốt bất đồng, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực và hiệu quả.
Về phần mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ kiên trì phương châm hữu nghị với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững. Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định sẽ tích cực tham gia cơ chế hợp tác GMS; cảm ơn lời mời và sẽ thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả hai bên; đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi về việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS tại Việt Nam.
*** Tại buổi gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, đầu tư, thương mại, an ninh - quốc phòng, tư pháp… Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 2017 tăng 20%, đạt 15 tỷ USD. Hai bên cũng phối hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS)… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của Thái Lan trong việc thúc đẩy hợp tác tiểu vùng sông Mekong cũng như trong khuôn khổ Mekong – Lan Thương; đồng thời mong muốn Thái Lan phát huy vai trò trong đảm bảo an ninh nguồn nước và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha |
Thủ tướng Thái Lan chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC và bày tỏ sẵn sàng phối hợp Việt Nam tổ chức GMS vào tháng 3-2018 tới đây. Hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thái Lan tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường Thái Lan. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan sinh sống và làm ăn ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan cũng như là cầu nối cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
Đây cũng là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phnompenh, Campuchia trong ngày 10-01. Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Phnompenh, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ hai theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen./.
Việt Nam mong muốn phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới với Hoa Kỳ  (12/01/2018)
Trung Quốc tăng hỗ trợ cho cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương  (12/01/2018)
Du lịch - Điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế Thủ đô  (12/01/2018)
Du lịch - Điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế Thủ đô  (12/01/2018)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba thăm và làm việc tại Tạp chí Cộng sản  (12/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên