Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Thẩm vấn làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong lĩnh vực được phân công
20:44, ngày 11-01-2018
Ngày 11-01-2018, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) và đồng phạm được tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư đối với các bị cáo, người làm chứng xung quanh hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm của các bị cáo đối với lĩnh vực mình được phân công.
Trả lời câu hỏi của luật sư Hoàng Huy Được, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) cho biết bản thân đã thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, đúng theo điều 2 của Quyết định 1014 ngày 14-4-2011 về việc phân công công việc trong Ban Tổng Giám đốc PVN.
Luật sư Được viện dẫn điều 2 trong Quyết định này đã quy định về phạm vi lĩnh vực được phân công, Phó Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các nhiệm vụ được giao. Tiếp đó, khi luật sư đặt câu hỏi: “Có bao giờ bị cáo báo cáo bằng văn bản với bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) trình bày về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 không?”. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà chỉ trả lời chung chung: “Mọi công việc được phân công, bị cáo đều thực hiện đầy đủ, theo đúng văn bản phân công công việc của Tổng Giám đốc”.
Đối chất tại Tòa, bị cáo Phùng Đình Thực cho biết, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, các Phó Tổng Giám đốc được quyền chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm về những công việc đã làm. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã có báo cáo Dự án gặp khó khăn về than, điện. Ngày 15-6, bị cáo Khánh phát hiện Hợp đồng EPC số 33 có vấn đề về cơ sở pháp lý, cho đến tháng 9 thì bị cáo Khánh mới báo cáo, đề nghị xin dừng hợp đồng.
Tại phiên tòa, luật sư cũng đã đặt câu hỏi với ông Vũ Huy Quang (nguyên Tổng Giám đốc PVPower) xung quanh việc cảnh báo về tính pháp lý của hồ sơ Hợp đồng EPC số 33.
Ông Quang cho biết tại buổi công bố thành lập Ban Quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông đã cảnh báo về sự thiếu sót của Hợp đồng EPC số 33. Tại cuộc họp đó gần như đầy đủ các lãnh đạo, ban chuyên môn của PVN (khoảng 20 người). Tuy có thể có những người không nghe được do không tập trung, song ông Quang khẳng định, cuối buổi họp đã có kết luận của bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) nên họ không thể không biết.
Luật sư nhắc lại kết luận của bị cáo Đinh La Thăng tại cuộc họp đó chỉ yêu cầu rà soát lại Hợp đồng EPC số 33. Đồng thời, luật sư đề nghị ông Quang giải thích tại sao trong kế hoạch khai trương và ký Hợp đồng chuyển giao chủ thể 4194, ông không cảnh báo mà mãi đến ngày 04-4-2011 ông mới cảnh báo thì ông Quang cho biết ông chỉ tập trung vào việc khởi công dự án.
Về hành vi lập các thủ tục chi tiền tạm ứng cho PVC, bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) cho biết, Ban Quản lý dự án trực thuộc PVN, là đơn vị phụ thuộc. “Công văn số 378 ngày 15-6 của Ban quản lý Dự án gửi bị cáo Phùng Đình Thực phải đóng dấu mật chứng tỏ là việc bất bình thường. Tôi là người phát hiện sai phạm của Hợp đồng EPC số 33 và đề xuất có giải pháp xử lý. Tuy nhiên tôi vẫn buộc phải chuyển tiền theo yêu cầu của lãnh đạo do tôi là cấp dưới, bị phụ thuộc nên phải nghe theo lệnh của cấp trên. Tôi đã trình báo nhưng không có kết quả”.
Đối chất về lời khai của bị cáo Vũ Hồng Chương, luật sư đặt câu hỏi với bị cáo Đinh La Thăng rằng nếu Vũ Hồng Chương không chuyển tiền tạm ứng thì có vi phạm quy chế của tập đoàn hay các quy định liên quan hay không?
Trả lời câu hỏi này, bị cáo Đinh La Thăng cho biết lãnh đạo PVN khi triển khai dự án đều chỉ đạo làm đúng theo quy định pháp luật. "Việc thúc ép thi công là cần thiết nhưng trong tất cả chỉ đạo, quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên, hay Ban Tổng Giám đốc đều yêu cầu thực hiện theo đúng pháp luật, không vì bất cứ lý do nào mà cho phép làm sai”- bị cáo Đinh La Thăng nói.
Cuối giờ sáng 11-01, Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi.
*** Chiều cùng ngày, trong phần luận tội các bị cáo tại phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, đại diện Viện kiểm sát đã cho rằng, thực chất việc ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28-02-2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13-5-2011 chỉ nhằm mục đích lấy tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để chuyển cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đang chìm đắm trong nợ nần. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày từ 23 đến ngày 31-5-2011 thông qua việc xin tạm ứng, PVC đã rút của PVN 1.000 tỷ đồng trên tổng số 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD tạm ứng trái quy định, sau đó PVC đã sử dụng không đúng mục đích số tiền lên tới 1.115 tỷ đồng gây thiệt hại cho PVN 119,8 tỷ đồng. Việc chỉ định nhà thầu là PVC thiếu năng lực về kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính để thực hiện dự án đã để lại nhiều hệ lụy rất lớn.
Viện kiểm sát nhận định: Năm 2010, do việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả dẫn tới tình hình tài chính của PVC lâm vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Thay vì tìm các giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho PVC, PVN lại giao cho PVC gánh vác thêm các khoản đầu tư có nợ xấu và thua lỗ của 5 dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) với giá trị lên tới 793 tỷ đồng, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Mặc dù biết rõ PVC đang gặp khó khăn rất lớn về tài chính và chưa có năng lực, kinh nghiệm để thi công những Dự án nhiệt điện lớn nhưng bị cáo Đinh La Thăng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN vẫn giao cho PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 - một công trình trọng điểm quốc gia theo hình thức chỉ định thầu. Mặt khác, trong khi dự án đầu tư hiệu chỉnh chưa được phê duyệt; chưa có thiết kế FEED, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và một loạt các thủ tục pháp lý khác có liên quan, bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ đạo cấp dưới ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28-02-2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13-5-2011 với giá trị lên tới 1,2 tỷ USD.
Bên cạnh đó, để có tiền chi tiêu và chiếm hưởng cá nhân, Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) cùng Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) đã đề ra chủ trương và giao cho Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) chỉ đạo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng cấp dưới lập khống hồ sơ thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 rút số tiền 13.066.262.471 đồng từ Ban điều hành và chia nhau.
Hậu quả của vụ án là hết sức nghiêm trọng
Theo đại diện Viện Kiểm sát, số tiền thiệt hại hơn 119 tỷ đồng và 13 tỷ đồng tiền mà các bị cáo tham ô chưa nói được hết tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ án. Ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo còn làm thời gian thực hiện dự án kéo dài gấp đôi, làm đội vốn đầu tư gần chục ngàn tỷ đồng, số tiền nếu phạt theo tiến độ của hợp đồng đã lên tới hàng trăm triệu USD; khi có vốn tạm ứng thì sử dụng tùy tiện, trái nguyên tắc gây thất thoát lớn vốn nhà nước.
Viện kiểm sát cho rằng, tại phiên tòa hầu hết các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội như đã nêu trên. Tuy nhiên, vẫn còn một số bị cáo còn quanh co, chối tội, không thừa nhận trách nhiệm, hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Cụ thể, bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc của Viện kiểm sát, bị cáo cho rằng, trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để xảy ra các sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và tạm ứng cho PVC là trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện. Bị cáo chỉ thừa nhận trách nhiệm là người đứng đầu, do sức ép về tiến độ nên nôn nóng, chưa chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) cũng cho rằng sau này bị cáo mới biết Hợp đồng EPC số 33 là không đúng quy định, không chỉ đạo việc tạm ứng do đã phân cấp phụ trách tài chính cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) khai chỉ sau này mới biết Hợp đồng EPC số 33 là trái quy định, bị cáo không phụ trách về tài chính nên không chỉ đạo việc chi tạm ứng trái nguyên tắc. Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý cho rằng việc phê duyệt Hợp đồng EPC số 33, ký một số Quyết định đầu tư góp vốn và các phiếu ý kiến là trên cơ sở nội dung tờ trình của cấp dưới. Bị cáo Lê Đình Mậu chỉ thừa nhận hành vi ký 6 Ủy nhiệm chi số tiền 817 tỷ đồng cho Ban Quản lý dự án là thực hiện theo Quyết định của PVN do bị cáo Nguyễn Xuân Sơn ký…
Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc chỉ đạo sử dụng sai mục đích nguồn vốn tạm ứng, không thừa nhận việc đề ra chủ trương, chỉ đạo việc lập khống hồ sơ thi công để rút và chiếm đoạt tiền của PVC.
Đại diện Viện kiểm sát nhận định: Căn cứ vào các tài liệu đã thu thập được, như các văn bản có chữ ký hoặc bút tích của các bị cáo, biên bản các cuộc họp, lời khai của các bị cáo khác trong cùng vụ án, lời khai của nhân chứng, kết luận giám định cùng các tài liệu khác… có đủ cơ sở khẳng định việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về các tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 và tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 1999 là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh quanh co, chối tội
Trong bản luận tội, công tố viên cho rằng: Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 không đúng pháp luật để PVC được nhận và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước.
Đối với hành vi tham ô tài sản, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút tiền từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Bị cáo Thanh phạm hai tội đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu trong dư luận. Sau khi phạm tội, bị cáo Thanh bỏ trốn gây khó khăn, cản trở việc điều tra. Trong suốt quá trình từ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo luôn thể hiện thái độ không thành khẩn, quanh co, chối tội. Bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là gia đình đã tự nguyện nộp số tiền 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo. Tuy nhiên, cũng cần phải xử lý thật nghiêm khắc mới đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội
Bị cáo Đinh La Thăng mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm, nhưng để giúp cho PVC, lấy lý do sức ép về tiến độ, bị cáo đã chủ động đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trái với Nghị quyết của Hội đồng thành viên, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này tạm ứng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước. Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo mới chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu mà chưa nghiêm túc nhận ra những việc làm trái pháp luật của mình. Do vậy, cần thiết phải xử lý nghiêm khắc đối với bị cáo. Tuy nhiên, xét về các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, thấy bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác, đã nhận một phần trách nhiệm về các sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu nên có thể xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Phùng Đình Thực mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng bị cáo vẫn cùng bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh chỉ đạo việc ký Hợp đồng EPC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án tạm ứng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước…/.
Luật sư Được viện dẫn điều 2 trong Quyết định này đã quy định về phạm vi lĩnh vực được phân công, Phó Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các nhiệm vụ được giao. Tiếp đó, khi luật sư đặt câu hỏi: “Có bao giờ bị cáo báo cáo bằng văn bản với bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) trình bày về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 không?”. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà chỉ trả lời chung chung: “Mọi công việc được phân công, bị cáo đều thực hiện đầy đủ, theo đúng văn bản phân công công việc của Tổng Giám đốc”.
Đối chất tại Tòa, bị cáo Phùng Đình Thực cho biết, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, các Phó Tổng Giám đốc được quyền chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm về những công việc đã làm. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã có báo cáo Dự án gặp khó khăn về than, điện. Ngày 15-6, bị cáo Khánh phát hiện Hợp đồng EPC số 33 có vấn đề về cơ sở pháp lý, cho đến tháng 9 thì bị cáo Khánh mới báo cáo, đề nghị xin dừng hợp đồng.
Tại phiên tòa, luật sư cũng đã đặt câu hỏi với ông Vũ Huy Quang (nguyên Tổng Giám đốc PVPower) xung quanh việc cảnh báo về tính pháp lý của hồ sơ Hợp đồng EPC số 33.
Ông Quang cho biết tại buổi công bố thành lập Ban Quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông đã cảnh báo về sự thiếu sót của Hợp đồng EPC số 33. Tại cuộc họp đó gần như đầy đủ các lãnh đạo, ban chuyên môn của PVN (khoảng 20 người). Tuy có thể có những người không nghe được do không tập trung, song ông Quang khẳng định, cuối buổi họp đã có kết luận của bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) nên họ không thể không biết.
Luật sư nhắc lại kết luận của bị cáo Đinh La Thăng tại cuộc họp đó chỉ yêu cầu rà soát lại Hợp đồng EPC số 33. Đồng thời, luật sư đề nghị ông Quang giải thích tại sao trong kế hoạch khai trương và ký Hợp đồng chuyển giao chủ thể 4194, ông không cảnh báo mà mãi đến ngày 04-4-2011 ông mới cảnh báo thì ông Quang cho biết ông chỉ tập trung vào việc khởi công dự án.
Về hành vi lập các thủ tục chi tiền tạm ứng cho PVC, bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) cho biết, Ban Quản lý dự án trực thuộc PVN, là đơn vị phụ thuộc. “Công văn số 378 ngày 15-6 của Ban quản lý Dự án gửi bị cáo Phùng Đình Thực phải đóng dấu mật chứng tỏ là việc bất bình thường. Tôi là người phát hiện sai phạm của Hợp đồng EPC số 33 và đề xuất có giải pháp xử lý. Tuy nhiên tôi vẫn buộc phải chuyển tiền theo yêu cầu của lãnh đạo do tôi là cấp dưới, bị phụ thuộc nên phải nghe theo lệnh của cấp trên. Tôi đã trình báo nhưng không có kết quả”.
Đối chất về lời khai của bị cáo Vũ Hồng Chương, luật sư đặt câu hỏi với bị cáo Đinh La Thăng rằng nếu Vũ Hồng Chương không chuyển tiền tạm ứng thì có vi phạm quy chế của tập đoàn hay các quy định liên quan hay không?
Trả lời câu hỏi này, bị cáo Đinh La Thăng cho biết lãnh đạo PVN khi triển khai dự án đều chỉ đạo làm đúng theo quy định pháp luật. "Việc thúc ép thi công là cần thiết nhưng trong tất cả chỉ đạo, quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên, hay Ban Tổng Giám đốc đều yêu cầu thực hiện theo đúng pháp luật, không vì bất cứ lý do nào mà cho phép làm sai”- bị cáo Đinh La Thăng nói.
Cuối giờ sáng 11-01, Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi.
*** Chiều cùng ngày, trong phần luận tội các bị cáo tại phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, đại diện Viện kiểm sát đã cho rằng, thực chất việc ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28-02-2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13-5-2011 chỉ nhằm mục đích lấy tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để chuyển cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đang chìm đắm trong nợ nần. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày từ 23 đến ngày 31-5-2011 thông qua việc xin tạm ứng, PVC đã rút của PVN 1.000 tỷ đồng trên tổng số 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD tạm ứng trái quy định, sau đó PVC đã sử dụng không đúng mục đích số tiền lên tới 1.115 tỷ đồng gây thiệt hại cho PVN 119,8 tỷ đồng. Việc chỉ định nhà thầu là PVC thiếu năng lực về kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính để thực hiện dự án đã để lại nhiều hệ lụy rất lớn.
Viện kiểm sát nhận định: Năm 2010, do việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả dẫn tới tình hình tài chính của PVC lâm vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Thay vì tìm các giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho PVC, PVN lại giao cho PVC gánh vác thêm các khoản đầu tư có nợ xấu và thua lỗ của 5 dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) với giá trị lên tới 793 tỷ đồng, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Mặc dù biết rõ PVC đang gặp khó khăn rất lớn về tài chính và chưa có năng lực, kinh nghiệm để thi công những Dự án nhiệt điện lớn nhưng bị cáo Đinh La Thăng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN vẫn giao cho PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 - một công trình trọng điểm quốc gia theo hình thức chỉ định thầu. Mặt khác, trong khi dự án đầu tư hiệu chỉnh chưa được phê duyệt; chưa có thiết kế FEED, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và một loạt các thủ tục pháp lý khác có liên quan, bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ đạo cấp dưới ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28-02-2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13-5-2011 với giá trị lên tới 1,2 tỷ USD.
Bên cạnh đó, để có tiền chi tiêu và chiếm hưởng cá nhân, Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) cùng Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) đã đề ra chủ trương và giao cho Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) chỉ đạo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng cấp dưới lập khống hồ sơ thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 rút số tiền 13.066.262.471 đồng từ Ban điều hành và chia nhau.
Hậu quả của vụ án là hết sức nghiêm trọng
Theo đại diện Viện Kiểm sát, số tiền thiệt hại hơn 119 tỷ đồng và 13 tỷ đồng tiền mà các bị cáo tham ô chưa nói được hết tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ án. Ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo còn làm thời gian thực hiện dự án kéo dài gấp đôi, làm đội vốn đầu tư gần chục ngàn tỷ đồng, số tiền nếu phạt theo tiến độ của hợp đồng đã lên tới hàng trăm triệu USD; khi có vốn tạm ứng thì sử dụng tùy tiện, trái nguyên tắc gây thất thoát lớn vốn nhà nước.
Viện kiểm sát cho rằng, tại phiên tòa hầu hết các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội như đã nêu trên. Tuy nhiên, vẫn còn một số bị cáo còn quanh co, chối tội, không thừa nhận trách nhiệm, hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Cụ thể, bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc của Viện kiểm sát, bị cáo cho rằng, trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để xảy ra các sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và tạm ứng cho PVC là trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện. Bị cáo chỉ thừa nhận trách nhiệm là người đứng đầu, do sức ép về tiến độ nên nôn nóng, chưa chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) cũng cho rằng sau này bị cáo mới biết Hợp đồng EPC số 33 là không đúng quy định, không chỉ đạo việc tạm ứng do đã phân cấp phụ trách tài chính cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) khai chỉ sau này mới biết Hợp đồng EPC số 33 là trái quy định, bị cáo không phụ trách về tài chính nên không chỉ đạo việc chi tạm ứng trái nguyên tắc. Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý cho rằng việc phê duyệt Hợp đồng EPC số 33, ký một số Quyết định đầu tư góp vốn và các phiếu ý kiến là trên cơ sở nội dung tờ trình của cấp dưới. Bị cáo Lê Đình Mậu chỉ thừa nhận hành vi ký 6 Ủy nhiệm chi số tiền 817 tỷ đồng cho Ban Quản lý dự án là thực hiện theo Quyết định của PVN do bị cáo Nguyễn Xuân Sơn ký…
Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc chỉ đạo sử dụng sai mục đích nguồn vốn tạm ứng, không thừa nhận việc đề ra chủ trương, chỉ đạo việc lập khống hồ sơ thi công để rút và chiếm đoạt tiền của PVC.
Đại diện Viện kiểm sát nhận định: Căn cứ vào các tài liệu đã thu thập được, như các văn bản có chữ ký hoặc bút tích của các bị cáo, biên bản các cuộc họp, lời khai của các bị cáo khác trong cùng vụ án, lời khai của nhân chứng, kết luận giám định cùng các tài liệu khác… có đủ cơ sở khẳng định việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về các tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 và tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 1999 là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh quanh co, chối tội
Trong bản luận tội, công tố viên cho rằng: Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 không đúng pháp luật để PVC được nhận và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước.
Đối với hành vi tham ô tài sản, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút tiền từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Bị cáo Thanh phạm hai tội đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu trong dư luận. Sau khi phạm tội, bị cáo Thanh bỏ trốn gây khó khăn, cản trở việc điều tra. Trong suốt quá trình từ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo luôn thể hiện thái độ không thành khẩn, quanh co, chối tội. Bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là gia đình đã tự nguyện nộp số tiền 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo. Tuy nhiên, cũng cần phải xử lý thật nghiêm khắc mới đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội
Bị cáo Đinh La Thăng mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm, nhưng để giúp cho PVC, lấy lý do sức ép về tiến độ, bị cáo đã chủ động đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trái với Nghị quyết của Hội đồng thành viên, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này tạm ứng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước. Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo mới chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu mà chưa nghiêm túc nhận ra những việc làm trái pháp luật của mình. Do vậy, cần thiết phải xử lý nghiêm khắc đối với bị cáo. Tuy nhiên, xét về các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, thấy bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác, đã nhận một phần trách nhiệm về các sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu nên có thể xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Phùng Đình Thực mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng bị cáo vẫn cùng bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh chỉ đạo việc ký Hợp đồng EPC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án tạm ứng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước…/.
Bế mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/01/2018)
Công tác Tuyên giáo của Thành phố Hồ Chí Minh phải đi trước và có tính chiến đấu cao  (11/01/2018)
Việt Nam-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác về năng lượng, quốc phòng  (11/01/2018)
Viễn cảnh kinh tế toàn cầu năm 2018  (11/01/2018)
Quân ủy Trung ương gặp mặt đại biểu cán bộ cao cấp nghỉ hưu  (11/01/2018)
Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2018  (11/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên