Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11
Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) cùng Đại sứ tại Argentina Đặng Xuân Dũng cũng tham gia hoạt động.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo đã đánh giá cao đóng góp của các nước thành viên trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.
Ông khẳng định WTO sẽ tiếp tục theo đuổi thương mại đa phương và kêu gọi các nước mềm dẻo hơn trong đàm phán những vấn đề trọng tâm của thương mại thế giới.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WTO cũng thừa nhận có bất đồng lớn trong đàm phán cũng như xu hướng bảo hộ thương mại vẫn đang là mối đe dọa hiện hữu.
Ông kêu gọi cải thiện hơn nữa hệ thống thương mại đa phương, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng như sự bình ổn trên thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Argentina Mauricio Macri kêu gọi các nước thành viên tăng cường cam kết với hệ thống thương mại thế giới để đạt đồng thuận, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới và công bằng xã hội, trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của WTO.
Ngoại trưởng nước chủ nhà Jorge Faurie đã đọc Tuyên bố chung Buenos Aires, trong đó 10 quốc gia gồm Argentina, Brazil, Colombia, Chile, Guyana, Mexico, Paraguay, Peru, Surinam và Uruguay đã ký kết và khẳng định quyết tâm theo đuổi tự do thương mại.
Tổng thống các nước Brazil, Uruguay và Paraguay cũng đã tham dự Hội nghị.
Theo kế hoạch, gần 180 bộ trưởng các nước thành viên WTO tham dự hội nghị sẽ tập trung thảo luận trong 4 ngày về 5 chủ đề trọng tâm, gồm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, trợ cấp ngư nghiệp, thương mại điện tử và thuế các mặt hàng công nghiệp.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về những lĩnh vực như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút đầu tư, thúc đẩy trao đổi thương mại, bảo vệ môi trường và đưa những đề xuất đẩy nhanh việc kết thúc vòng đàm phán Doha bị trì hoãn trước đó.
Dự kiến bên lề Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11, nhiều diễn đàn cũng sẽ được tổ chức như Hội thảo Thương mại và Phát triển Bền vững, Diễn đàn Doanh nghiệp và Hội nghị Nghị viện quốc tế WTO.
Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) dự kiến sẽ ra tuyên bố về kết quả đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa hai khu vực./.
Hải Dương phát huy toàn diện giá trị di tích quốc gia đặc biệt  (11/12/2017)
Việt Nam dự hội nghị các chính đảng trong phát triển quan hệ Nga-ASEAN  (11/12/2017)
Đại biểu thanh niên đối thoại với các bộ, ngành  (11/12/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-12-2017)  (11/12/2017)
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Mỹ qua sản phẩm thủ công mỹ nghệ  (10/12/2017)
TP. Hồ Chí Minh luôn coi Ngân hàng thế giới là một đối tác quan trọng  (10/12/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay