Việt Nam đã làm tốt việc tái cân bằng quan hệ với các siêu cường
Nhân trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, phóng viên TTXVN tại New York đã có cuộc phỏng vấn ông Thomas Vallery, Giáo sư trường Đại học Havard về các vấn đề quan hệ giáo dục Mỹ - Việt, chuyến thăm khu vực của Tổng thống Donald Trump và chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực.
Giáo sư T. Valerry đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm Việt Nam tới đây của Tổng thống Donald Trump đối với quan hệ hai nước. Ông nhắc lại ấn tượng sâu sắc của cá nhân ông trước chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Theo ông T. Vallery, chính chuyến thăm này đã tạo môi trường tốt đẹp cho quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ dưới thời chính quyền mới.
Việc Tổng thống Mỹ cùng lúc tới gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và thăm Việt Nam là điều thực sự có lợi cho Việt Nam. Giáo sư cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm được “một công việc rất tuyệt vời”, đó là tái cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và các siêu cường.
Dưới góc nhìn của giám đốc đồng thời là người đồng sáng lập Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, ông T. Vallery cho rằng, giáo dục đang có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.
Vào thời kỳ giữa Việt Nam và Mỹ không có quan hệ ngoại giao, những chính khách có công thúc đẩy quan hệ hai nước như Thượng nghị sỹ John Mc Cain, cựu Ngoại trường John Kerry đã nỗ lực thăm dò nhiều kênh khác nhau, trong đó nổi bật là chương trình Fullbright, để thiết lập các kênh tiếp xúc với Hà Nội.
Hiện tại, Việt Nam càng cần có sự kết nối về giáo dục hơn nữa với những quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Theo ông T. Valerry, Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành một quốc gia thành công, mà muốn đạt được điều này thì cần phải có hệ thống giáo dục tốt.
Tuy nhiên, nền giáo dục Việt Nam hiện chưa đủ mạnh để trở thành động cơ cho một quốc gia thành công. Do đó, hợp tác giáo dục với Mỹ sẽ giúp Việt Nam thực hiện tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Ông T. Vallery cũng nêu bật khu vực mà tại đó Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức lớn.
Trước hết là về cấu trúc của các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cần cải tiến cơ cấu hoạt động cũng như ngân sách của các thành phố lớn sao cho hiệu quả hơn để không bị tụt hậu quá xa so với những trung tâm của khu vực như Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, và thậm chí cả Bangkok.
Thứ hai là an ninh không gian mạng. Việt Nam hiện rất yếu về khoa học máy tính, rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng. Việt Nam cần có một hệ thống dữ liệu đủ mạnh để bảo vệ mình trong thời đại công nghệ tin học mới.
Thứ ba là một loạt vấn đề về môi trường như ô nhiễm sông ngòi, an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu...
Cả ba lĩnh vực này đều cần có sự chuyển giao giáo dục một cách mạnh mẽ. Và hợp tác giáo dục với Mỹ có thể giúp Việt Nam giải quyết những thách thức này.
Ông T. Valerry cũng khuyến cáo rằng, nếu Việt Nam muốn được hưởng lợi hơn từ nền giáo dục Mỹ, thì cần phải cải tiến chương trình giáo dục trung học cơ sở.
Nếu hệ thống giáo dục trung học cơ sở không đủ mạnh thì sẽ rất khó phù hợp với hệ thống đại học của Mỹ. Do đó, học sinh tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam sang Mỹ du học thường phải theo học hệ thống cao đẳng cộng đồng rồi mới chuyển tiếp lên đại học được.
Về hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam, ông T. Vallery cho biết đây là cơ hội tốt để Mỹ cùng các quốc gia thảo luận về vấn đề mậu dịch.
Mặc dù Tổng thống D. Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe vẫn quyết tâm đi đầu trong số những nước muốn duy trì hiệp định này.
Do đó, ông hy vọng và cũng tin rằng, sự hiện diện của Tổng thống Mỹ tại APEC tạo môi trường thuận lợi để lãnh đạo các nước thảo luận về các ý tưởng tự do hóa thương mại vốn có lợi cho tất cả các quốc gia khu vực, trong đó có Mỹ.
Về chính sách của chính quyền của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, ông T. Vallery cho rằng, Tổng thống D. Trump không có sự thay đổi gì nhiều, mà thay vào đó kế tục chính sách của người tiền nhiệm Barack Obama./.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC  (04/11/2017)
Bảo đảm an toàn, tập trung hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 12  (04/11/2017)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc  (04/11/2017)
Ảnh hưởng của cơn bão số 12  (04/11/2017)
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN  (04/11/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên