Kiến nghị đưa logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
22:47, ngày 01-11-2017
TCCSĐT- Ngày 01-11, các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến về phát triển ngành dịch vụ logistic; phát triển khoa học công nghệ; đưa rau, quả, hoa trở thành nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực; các vấn đề văn hóa - xã hội như bảo vệ trẻ em trước tình trạng xâm hại tình dục đang gây bức xúc xã hội hiện nay, đạo đức văn hóa xã hội xuống cấp; vấn đề cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính; các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
Cần quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội
Đề cập đến một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội hiện nay là tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng chưa khi nào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em lại phức tạp như thời gian vừa qua.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm cả nước có trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Số trẻ em bị xâm hại ở độ tuổi mẫu giáo ngày càng có xu hướng gia tăng; nhiều vụ xâm hại trẻ sau đó giết trẻ hoặc dẫn tới trẻ tự sát... tính chất nghiêm trọng nhưng có dấu hiệu bị bỏ lọt, rất khó khăn trong quá trình chứng minh tội phạm.
Theo đại biểu, gia đình vốn là hàng rào đầu tiên bảo vệ các em, nhưng từ thực tiễn các vụ việc cho thấy chúng ta vẫn chủ yếu quan tâm theo cách truyền thống, mà chưa quan tâm nhiều đến việc trang bị cho trẻ các kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâm hại, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn.
Liên quan đến vấn đề văn hóa, đại biểu Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng) nhìn nhận, văn hóa là gốc, là nền tảng đạo đức của con người, đạo đức xã hội. Thực trạng đạo đức xã hội, đạo đức con người đang có biểu hiện xuống cấp, hiện tượng giết người để cướp của, con giết cha, vợ giết chồng, người dân khi bất đồng thì dùng dao đâm chém lẫn nhau làm cho xã hội bất an, người dân nhiều lo lắng.
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ đề cập đến vấn đề văn hóa chưa thỏa đáng, chưa thể hiện được những điểm còn tồn tại, những gì cần phải tập trung giải quyết, qua đó đạt được mục tiêu xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư giải quyết những vấn đề liên quan đến văn hóa và trong báo cáo của Chính phủ cần báo cáo rõ những nội dung này.
Đưa quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực
Từ thực tế đi thăm vùng đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét vừa qua, đặt câu hỏi “đến bao giờ đồng bào khu vực này có đủ khả năng tự xây dựng lại nhà cửa, trường học như cũ,” đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng điều này sẽ hết sức khó khăn vì theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của vùng miền núi phía Bắc chỉ là 2,03 triệu đồng/tháng, số tiền này chỉ đủ chi tiêu hàng tháng, không thể có tích lũy.
Trong khi đó, ở các thành thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng là 4,4 triệu đồng. Thu nhập của bà con vùng núi phía Bắc chỉ bằng 46% của nhân dân ở vùng thành thị và thực tế thì gần 40% dân số ở thành thị thu nhập 4,4 triệu đồng/người, còn ở vùng nông thôn với khoảng 60% dân số, thu nhập chỉ khoảng 2-2,4 triệu đồng/người.
Hàng loạt con số được đại biểu phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng các mặt hàng chính như dầu thô 5 năm giảm 900 triệu USD, càphê 5 năm không tăng giá trị xuất khẩu, thủy sản tăng bình quân là 5%/năm, riêng quả, rau, hoa tăng bình quân 30%/năm, dự báo đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của lĩnh vực này là 9-10 tỷ USD, hơn cả giá trị xuất khẩu dầu thô lúc cao nhất.
Trong nhóm 12 sản phẩm chủ lực xuất khẩu, nông nghiệp đã có lúa gạo, cá da trơn, các sản phẩm từ nấm, cà phê, tôm nước lợ và sâm, còn các mặt hàng quả, rau, hoa chưa được coi là sản phẩm chủ lực quốc gia. Trong khi đó, 5 năm qua, các mặt hàng này đã chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc và tiềm năng. Từ các số liệu trên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những gợi ý cho việc giảm nghèo, tăng thu nhập của vùng miền núi.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề xuất “Chúng tôi suy nghĩ là Chính phủ xem xét để đưa nhóm hàng quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực của đất nước chúng ta”.
Dịch vụ logistics - ngành siêu lợi nhuận nhưng bị bỏ ngỏ
Dẫn thông tin từ Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tổng giá trị thị trường logistics Việt Nam tương đương từ 21-25% GDP quốc gia, lớn hơn rất nhiều so với ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP quốc gia là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng dịch vụ logistics là một ngành kinh tế quan trọng, rất có điều kiện phát triển ở Việt Nam, là giải pháp trực tiếp góp phần tăng trưởng nhanh, bền vững GDP và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phân tích của đại biểu Bình cho thấy logistics là tất cả các dịch vụ tác động lên hàng hóa, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu và hàng hóa được sản xuất từ nhiều ngành khác nhau nên chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ logistics ảnh hưởng trực tiếp lên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Các nước tiên tiến đã chú trọng đầu tư vào logistics theo hướng giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ở các nước này, chi phí logistics chỉ trong khoảng từ 7 đến 15% của GDP, trong khi đó ở Việt Nam, chi phí logistics ở mức rất cao, từ 21-25% GDP.
Theo đại biểu, Việt Nam ở vị trí trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương về vận tải biển và hàng không, nơi có những luồng hàng hóa chủ lực bậc nhất thế giới đi qua, hằng năm có trên 65.000 lượt tàu thuyền đi qua Biển Đông, chuyên chở khoảng 50% lượng dầu mỏ và hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới. Bên cạnh đó, trong số bốn hành lang kinh tế của tiểu vùng Mekong, Việt Nam là đầu mối của ba hành lang hướng ra Biển Đông. Đồng thời Việt Nam sở hữu những vị trí có thể xây dựng cảng biển nước sâu và sân bay trung chuyển quốc tế lý tưởng, cho thấy tiềm năng, lợi thế phát triển rõ rệt về logistics, có nhiều điều kiện để trở thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, năng lực vận tải biển của Việt Nam còn yếu, nên thị phần dịch vụ logistics lớn nhất là vận tải biển chiếm 60% cơ cấu của logistics rơi vào tay các hãng tàu biển quốc tế. Dịch vụ cảng chiếm 20% kết cấu logistics, thì những cảng đầu mối có lượng hàng thông quan lớn nhất của Việt Nam như cảng Cát Lái lại nằm sâu trong nội địa nên chỉ những tàu có trọng tải nhỏ dưới 25.000 tấn vào được. Vì thế, 90% lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam phải trung chuyển qua một vài cảng lớn trong khu vực. Vì lý do này, các chủ hàng Việt Nam phải chịu chi phí ở cả cảng nội địa, cảng trung chuyển cộng thêm phí vận tải trung chuyển quốc tế.
Cần quan niệm logistics là bài toán vĩ mô chứ không phải là nhiệm vụ riêng của từng địa phương bởi thực tế đang thiếu bàn tay điều hành trực tiếp ở cấp vĩ mô của Chính phủ nên các hoạt động logistics trở nên cục bộ, không hiệu quả.
Đề cập đến một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội hiện nay là tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng chưa khi nào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em lại phức tạp như thời gian vừa qua.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm cả nước có trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Số trẻ em bị xâm hại ở độ tuổi mẫu giáo ngày càng có xu hướng gia tăng; nhiều vụ xâm hại trẻ sau đó giết trẻ hoặc dẫn tới trẻ tự sát... tính chất nghiêm trọng nhưng có dấu hiệu bị bỏ lọt, rất khó khăn trong quá trình chứng minh tội phạm.
Theo đại biểu, gia đình vốn là hàng rào đầu tiên bảo vệ các em, nhưng từ thực tiễn các vụ việc cho thấy chúng ta vẫn chủ yếu quan tâm theo cách truyền thống, mà chưa quan tâm nhiều đến việc trang bị cho trẻ các kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâm hại, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn.
Liên quan đến vấn đề văn hóa, đại biểu Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng) nhìn nhận, văn hóa là gốc, là nền tảng đạo đức của con người, đạo đức xã hội. Thực trạng đạo đức xã hội, đạo đức con người đang có biểu hiện xuống cấp, hiện tượng giết người để cướp của, con giết cha, vợ giết chồng, người dân khi bất đồng thì dùng dao đâm chém lẫn nhau làm cho xã hội bất an, người dân nhiều lo lắng.
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ đề cập đến vấn đề văn hóa chưa thỏa đáng, chưa thể hiện được những điểm còn tồn tại, những gì cần phải tập trung giải quyết, qua đó đạt được mục tiêu xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư giải quyết những vấn đề liên quan đến văn hóa và trong báo cáo của Chính phủ cần báo cáo rõ những nội dung này.
Đưa quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực
Từ thực tế đi thăm vùng đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét vừa qua, đặt câu hỏi “đến bao giờ đồng bào khu vực này có đủ khả năng tự xây dựng lại nhà cửa, trường học như cũ,” đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng điều này sẽ hết sức khó khăn vì theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của vùng miền núi phía Bắc chỉ là 2,03 triệu đồng/tháng, số tiền này chỉ đủ chi tiêu hàng tháng, không thể có tích lũy.
Trong khi đó, ở các thành thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng là 4,4 triệu đồng. Thu nhập của bà con vùng núi phía Bắc chỉ bằng 46% của nhân dân ở vùng thành thị và thực tế thì gần 40% dân số ở thành thị thu nhập 4,4 triệu đồng/người, còn ở vùng nông thôn với khoảng 60% dân số, thu nhập chỉ khoảng 2-2,4 triệu đồng/người.
Hàng loạt con số được đại biểu phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng các mặt hàng chính như dầu thô 5 năm giảm 900 triệu USD, càphê 5 năm không tăng giá trị xuất khẩu, thủy sản tăng bình quân là 5%/năm, riêng quả, rau, hoa tăng bình quân 30%/năm, dự báo đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của lĩnh vực này là 9-10 tỷ USD, hơn cả giá trị xuất khẩu dầu thô lúc cao nhất.
Trong nhóm 12 sản phẩm chủ lực xuất khẩu, nông nghiệp đã có lúa gạo, cá da trơn, các sản phẩm từ nấm, cà phê, tôm nước lợ và sâm, còn các mặt hàng quả, rau, hoa chưa được coi là sản phẩm chủ lực quốc gia. Trong khi đó, 5 năm qua, các mặt hàng này đã chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc và tiềm năng. Từ các số liệu trên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những gợi ý cho việc giảm nghèo, tăng thu nhập của vùng miền núi.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề xuất “Chúng tôi suy nghĩ là Chính phủ xem xét để đưa nhóm hàng quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực của đất nước chúng ta”.
Dịch vụ logistics - ngành siêu lợi nhuận nhưng bị bỏ ngỏ
Dẫn thông tin từ Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tổng giá trị thị trường logistics Việt Nam tương đương từ 21-25% GDP quốc gia, lớn hơn rất nhiều so với ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP quốc gia là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng dịch vụ logistics là một ngành kinh tế quan trọng, rất có điều kiện phát triển ở Việt Nam, là giải pháp trực tiếp góp phần tăng trưởng nhanh, bền vững GDP và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phân tích của đại biểu Bình cho thấy logistics là tất cả các dịch vụ tác động lên hàng hóa, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu và hàng hóa được sản xuất từ nhiều ngành khác nhau nên chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ logistics ảnh hưởng trực tiếp lên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Các nước tiên tiến đã chú trọng đầu tư vào logistics theo hướng giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ở các nước này, chi phí logistics chỉ trong khoảng từ 7 đến 15% của GDP, trong khi đó ở Việt Nam, chi phí logistics ở mức rất cao, từ 21-25% GDP.
Theo đại biểu, Việt Nam ở vị trí trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương về vận tải biển và hàng không, nơi có những luồng hàng hóa chủ lực bậc nhất thế giới đi qua, hằng năm có trên 65.000 lượt tàu thuyền đi qua Biển Đông, chuyên chở khoảng 50% lượng dầu mỏ và hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới. Bên cạnh đó, trong số bốn hành lang kinh tế của tiểu vùng Mekong, Việt Nam là đầu mối của ba hành lang hướng ra Biển Đông. Đồng thời Việt Nam sở hữu những vị trí có thể xây dựng cảng biển nước sâu và sân bay trung chuyển quốc tế lý tưởng, cho thấy tiềm năng, lợi thế phát triển rõ rệt về logistics, có nhiều điều kiện để trở thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, năng lực vận tải biển của Việt Nam còn yếu, nên thị phần dịch vụ logistics lớn nhất là vận tải biển chiếm 60% cơ cấu của logistics rơi vào tay các hãng tàu biển quốc tế. Dịch vụ cảng chiếm 20% kết cấu logistics, thì những cảng đầu mối có lượng hàng thông quan lớn nhất của Việt Nam như cảng Cát Lái lại nằm sâu trong nội địa nên chỉ những tàu có trọng tải nhỏ dưới 25.000 tấn vào được. Vì thế, 90% lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam phải trung chuyển qua một vài cảng lớn trong khu vực. Vì lý do này, các chủ hàng Việt Nam phải chịu chi phí ở cả cảng nội địa, cảng trung chuyển cộng thêm phí vận tải trung chuyển quốc tế.
Cần quan niệm logistics là bài toán vĩ mô chứ không phải là nhiệm vụ riêng của từng địa phương bởi thực tế đang thiếu bàn tay điều hành trực tiếp ở cấp vĩ mô của Chính phủ nên các hoạt động logistics trở nên cục bộ, không hiệu quả.
** Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến về vấn đề cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính; các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia giải trình về vấn đề dịch bệnh trong thời gian qua, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết; vấn đề thanh toán phí khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả...; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ hơn các nội dung về thu chi ngân sách, phân bổ ngân sách, quản lý nợ công...
Giữ mức bội chi trong giới hạn Quốc hội đã thông qua
Phát biểu giải trình tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ sẽ giữ mức bội chi trong giới hạn Quốc hội đã qua. "Chính phủ sẽ giữ bội chi ở mức trong giới hạn Quốc hội đã duyệt (3,5% GDP và dưới 178 nghìn tỷ đồng). Đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây kiểm soát được bội chi. Chính phủ dự kiến năm 2018 đề xuất là 3,7%, sẽ xuống 3,6%, 2020 sẽ xuống 3,4%. Như vậy sẽ đảm bảo nợ công theo tính toán đến cuối 2018 sẽ là 63,9% GDP, tức là trong giới hạn Quốc hội cho phép" - Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu.
Về liên quan đến thu chi ngân sách Nhà nước, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tỉ trọng thu nội địa đã tăng lên 83,3% và mục tiêu đến năm 2020 là 85%. Chính phủ cho rằng sẽ đạt được mục tiêu này. Về chi ngân sách, đầu tư có thể tăng lên, nhưng chi thường xuyên đã giảm xuống. Chính phủ quán triệt tinh thần tiết kiệm cao, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm chi ngân sách.
Về vấn đề nợ thuế, Bộ trưởng cho biết, tổng số nợ thuế đến ngày 30-9-2017 là 73,9 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ thuế có khả năng thu hồi là hơn 27,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng số nợ thuế.
Nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, tự phá sản, ngừng, nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đang thi hành án hình sự là hơn 28,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,2%, lớn nhất trong tổng số nợ đọng thuế.
"Vấn đề này, Chính phủ đang chỉ đạo, Bộ đang tiến hành phân tích, phân loại để báo cáo với Quốc hội xóa nợ cho các trường hợp đủ điều kiện. Loại trừ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, phá sản, mất tích…, nợ thuế có khả năng thu hồi tương đương với 3% tổng thu ngân sách Nhà nước" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết
Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải trình về vấn đề dịch bệnh trong thời gian qua, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Theo Bộ trưởng, số lượng ca mắc sốt xuất huyết tăng 46% so với năm 2016. Phân bổ dịch nặng nhất là khu vực phía Nam tăng 45% số ca mắc, khu vực miền Bắc tăng 15%. Tuy nhiên, dịch xảy ra nặng nề nhất là ở Hà Nội. Hiện Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết.
Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về vấn đề phòng chống dịch sốt xuất huyết mặc dù ngành y tế, các địa phương đã rất quyết liệt nhưng hiệu quả thấp, để dịch kéo dài.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp một phần là do thời tiết, biến đổi khí hậu của năm nay, các nước trong khu vực cũng gia tăng số số ca sốt mắc xuất huyết. Bên cạnh đó là vấn đề về nhập cư, vệ sinh môi trường ở các khu dân cư đông người, các khu xây dựng đọng nước nhiều tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển. Vấn đề phòng chống muỗi còn nhiều khó khăn. Ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế...
Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm, tăng cường phòng chống bệnh từ ban đầu, bảo đảm môi trường sống xanh, sạch; bảo vệ, nâng cao sức khỏe của người dân và triển khai sâu rộng đến từng cơ sở, xã phường, hộ dân.
Về vấn đề thanh toán phí khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là vấn đề nhiều địa phương rất bức xúc vì chậm thanh toán, "treo" một lượng lớn tiền thanh toán, có tỉnh lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Nước ta đã đạt được tỷ lệ bảo hiểm y tế khá cao (82%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao); chất lượng khám chữa bệnh từng bước nâng cao; giá dịch vụ nâng lên phù hợp với thực tế... Tuy nhiên, do giá dịch vụ tăng, công tác thông tuyến, kỹ thuật cao được áp dụng đến tuyến tỉnh, tuyến huyện, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân tăng lên... nên nhiều địa phương bội chi quỹ bảo hiểm y tế...
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ sửa đổi các quy định để ngăn chặn tình trạng sử dụng quá mức các dịch vụ, hành vi trục lợi bảo hiểm y tế (khoán trần chi phí), đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm khống chế tối đa tình trạng chi quá mức bảo hiểm y tế.
Cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính
Đề cập về vấn đề cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng, từ năm 1960 đến nay nước ta đã ba lần cải cách lớn về tiền lương, từ năm 2014 đến nay đã nhiều lần nâng mức tiền lương tối thiểu. Tuy vậy, số thang, bảng, ngạch, bậc lương của cán bộ, công chức còn dựa chủ yếu vào bằng cấp, thâm niên. Chỉ số giãn cách giữa các bậc lương làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân về tiền lương, giảm tính kích thích của tiền lương với công tác của cán bộ, công chức.
Các mức lương công chức hành chính được tính toán dựa trên tiền lương tối thiểu nên bảng lương của khu vực hành chính thấp hơn thị trường. Do đó, mức lương của công chức hành chính chưa thể hiện được giá trị lao động, chuyên môn, sức cống hiến của công chức, không thu hút được nhân tài. Có quá nhiều loại phụ cấp không đáp ứng giá trị hao phí sức lao động tăng thêm, không công bằng trong cùng hệ thống chính trị.
Đề xuất các giải pháp, đại biểu Phan Thái Bình cho rằng phải đổi mới theo hướng trả lương theo vị trí việc làm, tăng hệ số giãn cách giữa các thang, bậc lương; hoàn thiện các loại phụ cấp cho phù hợp.
Ông Phan Thái Bình nhấn mạnh cần chú trọng phụ cấp ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật cao, phụ cấp chức vụ để tạo động lực cho công chức phấn đấu, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Chương trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế bộ máy, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả phải gắn với chính sách tiền lương, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức.
Theo chương trình, sáng 02-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018 - 2020./.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia giải trình về vấn đề dịch bệnh trong thời gian qua, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết; vấn đề thanh toán phí khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả...; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ hơn các nội dung về thu chi ngân sách, phân bổ ngân sách, quản lý nợ công...
Giữ mức bội chi trong giới hạn Quốc hội đã thông qua
Phát biểu giải trình tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ sẽ giữ mức bội chi trong giới hạn Quốc hội đã qua. "Chính phủ sẽ giữ bội chi ở mức trong giới hạn Quốc hội đã duyệt (3,5% GDP và dưới 178 nghìn tỷ đồng). Đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây kiểm soát được bội chi. Chính phủ dự kiến năm 2018 đề xuất là 3,7%, sẽ xuống 3,6%, 2020 sẽ xuống 3,4%. Như vậy sẽ đảm bảo nợ công theo tính toán đến cuối 2018 sẽ là 63,9% GDP, tức là trong giới hạn Quốc hội cho phép" - Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu.
Về liên quan đến thu chi ngân sách Nhà nước, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tỉ trọng thu nội địa đã tăng lên 83,3% và mục tiêu đến năm 2020 là 85%. Chính phủ cho rằng sẽ đạt được mục tiêu này. Về chi ngân sách, đầu tư có thể tăng lên, nhưng chi thường xuyên đã giảm xuống. Chính phủ quán triệt tinh thần tiết kiệm cao, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm chi ngân sách.
Về vấn đề nợ thuế, Bộ trưởng cho biết, tổng số nợ thuế đến ngày 30-9-2017 là 73,9 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ thuế có khả năng thu hồi là hơn 27,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng số nợ thuế.
Nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, tự phá sản, ngừng, nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đang thi hành án hình sự là hơn 28,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,2%, lớn nhất trong tổng số nợ đọng thuế.
"Vấn đề này, Chính phủ đang chỉ đạo, Bộ đang tiến hành phân tích, phân loại để báo cáo với Quốc hội xóa nợ cho các trường hợp đủ điều kiện. Loại trừ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, phá sản, mất tích…, nợ thuế có khả năng thu hồi tương đương với 3% tổng thu ngân sách Nhà nước" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết
Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải trình về vấn đề dịch bệnh trong thời gian qua, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Theo Bộ trưởng, số lượng ca mắc sốt xuất huyết tăng 46% so với năm 2016. Phân bổ dịch nặng nhất là khu vực phía Nam tăng 45% số ca mắc, khu vực miền Bắc tăng 15%. Tuy nhiên, dịch xảy ra nặng nề nhất là ở Hà Nội. Hiện Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết.
Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về vấn đề phòng chống dịch sốt xuất huyết mặc dù ngành y tế, các địa phương đã rất quyết liệt nhưng hiệu quả thấp, để dịch kéo dài.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp một phần là do thời tiết, biến đổi khí hậu của năm nay, các nước trong khu vực cũng gia tăng số số ca sốt mắc xuất huyết. Bên cạnh đó là vấn đề về nhập cư, vệ sinh môi trường ở các khu dân cư đông người, các khu xây dựng đọng nước nhiều tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển. Vấn đề phòng chống muỗi còn nhiều khó khăn. Ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế...
Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm, tăng cường phòng chống bệnh từ ban đầu, bảo đảm môi trường sống xanh, sạch; bảo vệ, nâng cao sức khỏe của người dân và triển khai sâu rộng đến từng cơ sở, xã phường, hộ dân.
Về vấn đề thanh toán phí khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là vấn đề nhiều địa phương rất bức xúc vì chậm thanh toán, "treo" một lượng lớn tiền thanh toán, có tỉnh lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Nước ta đã đạt được tỷ lệ bảo hiểm y tế khá cao (82%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao); chất lượng khám chữa bệnh từng bước nâng cao; giá dịch vụ nâng lên phù hợp với thực tế... Tuy nhiên, do giá dịch vụ tăng, công tác thông tuyến, kỹ thuật cao được áp dụng đến tuyến tỉnh, tuyến huyện, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân tăng lên... nên nhiều địa phương bội chi quỹ bảo hiểm y tế...
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ sửa đổi các quy định để ngăn chặn tình trạng sử dụng quá mức các dịch vụ, hành vi trục lợi bảo hiểm y tế (khoán trần chi phí), đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm khống chế tối đa tình trạng chi quá mức bảo hiểm y tế.
Cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính
Đề cập về vấn đề cải cách tiền lương gắn với cải cách bộ máy hành chính, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng, từ năm 1960 đến nay nước ta đã ba lần cải cách lớn về tiền lương, từ năm 2014 đến nay đã nhiều lần nâng mức tiền lương tối thiểu. Tuy vậy, số thang, bảng, ngạch, bậc lương của cán bộ, công chức còn dựa chủ yếu vào bằng cấp, thâm niên. Chỉ số giãn cách giữa các bậc lương làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân về tiền lương, giảm tính kích thích của tiền lương với công tác của cán bộ, công chức.
Các mức lương công chức hành chính được tính toán dựa trên tiền lương tối thiểu nên bảng lương của khu vực hành chính thấp hơn thị trường. Do đó, mức lương của công chức hành chính chưa thể hiện được giá trị lao động, chuyên môn, sức cống hiến của công chức, không thu hút được nhân tài. Có quá nhiều loại phụ cấp không đáp ứng giá trị hao phí sức lao động tăng thêm, không công bằng trong cùng hệ thống chính trị.
Đề xuất các giải pháp, đại biểu Phan Thái Bình cho rằng phải đổi mới theo hướng trả lương theo vị trí việc làm, tăng hệ số giãn cách giữa các thang, bậc lương; hoàn thiện các loại phụ cấp cho phù hợp.
Ông Phan Thái Bình nhấn mạnh cần chú trọng phụ cấp ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật cao, phụ cấp chức vụ để tạo động lực cho công chức phấn đấu, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Chương trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế bộ máy, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả phải gắn với chính sách tiền lương, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức.
Theo chương trình, sáng 02-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018 - 2020./.
Yêu cầu ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ  (01/11/2017)
Chủ tịch Quốc hội chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào  (01/11/2017)
Lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đổi mới mô hình tăng trưởng  (01/11/2017)
Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc  (01/11/2017)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc tại Argentina  (01/11/2017)
Hơn 100 năm sức sống của học thuyết Mác - Lê-nin về quản lý xã hội  (01/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển