Lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đổi mới mô hình tăng trưởng
22:43, ngày 01-11-2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Trưởng ban.
Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các điển hình tốt, cách làm tốt và các trường hợp điển hình chưa tốt trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhân rộng các điển hình tốt, cách làm tốt; kiến nghị.
Ban Chỉ đạo làm nhiệm vụ đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tổng hợp, rà soát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật cản trở cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ban Chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; phổ biến, hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước và các tổ chức khác có liên quan về nội dung của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đánh giá, giám sát triển khai kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn và Tổng Công ty trong việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.../.
Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các điển hình tốt, cách làm tốt và các trường hợp điển hình chưa tốt trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhân rộng các điển hình tốt, cách làm tốt; kiến nghị.
Ban Chỉ đạo làm nhiệm vụ đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tổng hợp, rà soát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật cản trở cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ban Chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; phổ biến, hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước và các tổ chức khác có liên quan về nội dung của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đánh giá, giám sát triển khai kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn và Tổng Công ty trong việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.../.
Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc  (01/11/2017)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc tại Argentina  (01/11/2017)
Hơn 100 năm sức sống của học thuyết Mác - Lê-nin về quản lý xã hội  (01/11/2017)
Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện  (01/11/2017)
Hiệu quả kinh doanh của VietinBank tăng trưởng trong quý III-2017  (01/11/2017)
“Đánh và đàm” - Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam  (01/11/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên