Khảo sát việc thực hiện chính sách tiền lương tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Khảo sát nằm trong chương trình chuẩn bị xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và người có công mà Chính phủ sẽ trình Trung ương Đảng vào năm 2018. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao quản lý chính sách tiền lương, quản lý nhà nước về chính sách người có công. Đây là hai nội dung quan trọng trong việc xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và người có công mà Chính phủ sẽ trình Trung ương Đảng vào năm 2018.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ý kiến của một số cơ quan Đảng, Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định rõ phạm vi, thực trạng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Theo Phó Thủ tướng, chính sách tiền lương được pháp luật quy định trong toàn bộ hoạt động kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, chính sách tiền lương chỉ được áp dụng tại khu vực kinh tế chính thức (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động), còn lại, chính sách tiền lương chưa được xác định rõ tại phần lớn hoạt động kinh tế ở khu vực phi chính thức. Từ đó, Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu xác định nội dung này như thế nào?
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm rõ sự cần thiết, mục tiêu của tiền lương tối thiểu, các căn cứ xác định, điều chỉnh mức lương tối thiểu và đi liền với đó là căn cứ, quy chuẩn để xác định mức sống tối thiểu; đặt ra vấn đề có cần thiết luật hóa hay xây dựng một luật riêng về mức lương tối thiểu? Nghiên cứu việc xác định mức lương tối thiểu theo giờ, theo lĩnh vực, thay vì mới tính mức lương tối thiểu theo tháng, theo vùng như hiện nay.
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đề nghị làm rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính sách tiền lương quốc gia (hiện nay mới đang làm nhiệm vụ tổ chức đàm phán mức lương tối thiểu vùng), trong đó xác định cơ chế, chế tài giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng; đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm rõ thực trạng, xây dựng chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp theo hướng thoả thuận về giá cả sức lao động theo cơ chế thị trường./.
Hà Giang nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào năm 2020  (26/10/2017)
Hà Giang nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào năm 2020  (26/10/2017)
Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây hạ tầng cảng hàng không  (25/10/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên