Tổng kết thí điểm tự chủ đại học: “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”
Tại Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam dù có tính tới đặc thù thì về cơ bản vẫn theo xu thế, quy luật phát triển của thế giới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh những khó khăn trong thực hiện tự chủ đại học, trong đó có vấn đề nhận thức, có nhiều điểm liên quan đến lợi ích, trách nhiệm. Thực trạng đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học đặt ra yêu cầu phải thay đổi. Phó Thủ tướng cho rằng đây không còn là lúc bàn có cần tự chủ hay không mà phải làm với trách nhiệm rất cao của các bộ, đặc biệt của các trường đại học. Cần phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, và đất nước chỉ có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn khi có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nói đến các cơ chế, chính sách liên quan đến các trường đại học, Phó Thủ tướng dùng hình ảnh hình ảnh “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”.
Theo Phó Thủ tướng, nấc đầu tiên là trường không được tự chủ chút nào, Nhà nước bao cấp hết thì khóa rất chặt. Nấc thứ hai cho trường tự chủ một phần chi thường xuyên, khóa sẽ mở ra thêm một chút. Nấc thứ ba là trường tự chủ toàn bộ chi thường xuyên thì nới ra chút nữa. Phải đợi đến khi tự chủ toàn bộ, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì "khoá" mới nới hết ra. Còn 2 chìa là của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản, các bộ, các tỉnh.
Để “tháo khoá”, Phó Thủ tướng cho rằng cần hiểu đúng về tự chủ là tự quản trị. Tự chủ trước hết là về chuyên môn, học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu; bỏ can thiệp hàng ngày, có tính hành chính, áp đặt vào trong nội bộ các trường đại học. Từ đó xác định, ra các quyền về bộ máy, về nhân sự, bao gồm cả thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ đãi ngộ.
Liên hệ đến thực tế nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới, có kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn tự chủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tự chủ tài chính là được tự chủ về thu, chi theo quy định pháp luật. Nguồn ngân sách nhà nước trước đây cấp cho các trường đại học theo đầu vào, tính số biên chế, hay tính số chỉ tiêu đăng ký, không phụ thuộc vào chất lượng đầu ra. Giờ nguồn ngân sách nhà nước phải theo giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo và căn cứ vào chất lượng đầu ra.
Đồng thời, phải bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục đại học ở chất lượng cao cho tất cả mọi người, trong đó lưu ý các đối tượng chính sách. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần có tính quyết định vào chất lượng nhân lực trình độ cao.
“Không nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chúng ta không hoàn thành trách nhiệm với đất nước, với xã hội. Bị thua trong cạnh tranh với các trường đại học khác, đại học nước ngoài. Gây lãng phí cho xã hội, người dân”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Để tạo điều kiện cho các trường tự chủ, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ tối đa, bỏ các quy định hành chính, cứng nhắc như tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tỷ lệ giảng viên cơ hữu - vốn để ngăn chặn tiêu cực tại những trường yếu kém nhưng vô hình chung lại kìm hãm các trường đã tự chủ tốt.
Các cơ quan chủ quản phải thay đổi quan niệm lâu nay coi nhà trường như một vụ, như một trung tâm của mình mà quên mất đây là một trường đại học. Hội nghị cần chỉ rõ những bất cập giữa mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường đại học từ bộ máy tổ chức đến cơ chế thu, chi.
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của các hiệu trưởng trong thực hiện tự chủ. “Tinh thần tự chủ đại học nói từ đầu đến giờ mới chỉ là xoá bỏ những can thiệp hành chính không cần thiết của cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục và Giáo dục vào hoạt động nhà trường. Nhưng tự chủ phải đi xuống từng trường đại học, phải xuống đến tận khoa, bộ môn, giảng viên một cách xuyên suốt”.
Theo Phó Thủ tướng, lãnh đạo các trường đại học, trực tiếp nhất từ các hiệu trưởng phải thay đổi tư duy trong thực hiện tự chủ, đơn cử như việc thành lập hội đồng trường chưa được thực hiện nghiêm túc.
“Luật đã có quy định nhưng hội đồng trường phần lớn chưa lập, hoặc lập ra rồi nhưng chưa đúng là cơ quan quyền lực thì không được. Hội đồng trường phải có quyền quyết định tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính. Có ý kiến lo ngại về sự chồng chéo trong phối hợp giữa Hội đồng trường với Đảng ủy trường khi thực hiện công tác nhân sự, lãnh đạo, chỉ đạo. Thực tế quyết định về nhân sự luôn phải có sự xem xét, cho ý kiến của Đảng ủy khi tiến hành quy trình bổ nhiệm theo quy chế hoạt động của trường”, Phó Thủ tướng làm rõ.
Điểm rất quan trọng được Phó Thủ tướng đề cập đến là yêu cầu cấp thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử giống như “bộ luật” của mỗi trường đại học. Bộ quy tắc này cần cụ thể, chi tiết nhất có thể về tất cả các mặt như quy trình tuyển người, phân bổ thu nhập, đánh giá thi đua, khen thưởng… “Bộ quy tắc này được xây dựng, thông qua tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường, Hội đồng trường căn cứ vào đó để thực hiện giám sát nội bộ và giải trình trách nhiệm với xã hội”.
Điểm cuối cùng là đẩy mạnh kiểm định và xếp hạng các trường đại học. Tự chủ phải đi với giải trình trách nhiệm với xã hội, để sao cho trường đại học nơi thể hiện một môi trường làm việc sáng tạo, khoa học, văn minh./.
Thành phố Thái Nguyên kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất  (21/10/2017)
Thành phố Thái Nguyên kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất  (21/10/2017)
Khai trương Báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Lào, tiếng Khmer  (21/10/2017)
Cần khích lệ giới trẻ tham gia mạnh mẽ cách mạng công nghiệp 4.0  (20/10/2017)
Thủ tướng Chính phủ truy tặng Bằng khen cho phóng viên Đinh Hữu Dư  (20/10/2017)
Thu hút tinh hoa đưa Hà Nội thành thành phố rồng bay, văn hiến  (20/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay