Thủ tướng yêu cầu cần thận trọng trong quy hoạch ga Hà Nội
22:53, ngày 28-09-2017
TCCSĐT - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về quy hoạch xây dựng khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.
Về việc quy hoạch xây dựng khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận được phản ánh trên một số báo ngày 18-8, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cần thận trọng trong công tác quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.
Chiều cùng ngày, tại buổi họp báo quý 3-2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đối với lõi ga Hà Nội chưa thấy nhắc đến vấn đề làm nhà cao tầng trong lõi ga, nên việc tác động của nhà cao tầng ở lõi ga là chưa có. Theo Thứ trưởng Đông, đồ án không phải là quy hoạch riêng đối với ga Hà Nội mà là quy hoạch của cả khu vực, thông sang cả khu Văn Miếu, Văn Chương và ga Hà Nội nằm trong quy hoạch đó.
Khẳng định Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và đang giao cho các cơ quan chuyên môn đường sắt, đường bộ cùng nghiên cứu để trả lời Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong khoảng 10 ngày tới, Thứ trưởng Đông cũng tỏ ra băn khoăn khi nội dung đồ án khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông, kết nối các tuyến đường sắt có phù hợp không?
Nói về nguyên tắc chung, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận quy hoạch này phù hợp với quy hoạch không gian đô thị chung của Hà Nội, nhưng về khía cạnh giao thông vận tải, Bộ đang nghiên cứu và sẽ có ý kiến.
“Theo đánh giá chung Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải về đất dành cho hạ tầng giao thông. Với mật độ dân số như hiện nay thì Thủ đô cần tới 22% quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông, thế nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được 7%, nên đây là một áp lực không nhỏ,” ông Đông đánh giá.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo khi thực hiện dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi) phải khai thác xã hội hóa ga Hà Nội để tăng thêm nguồn thu vào đầu tư. Qua đó cũng đặt vấn đề xây dựng một số văn phòng thương mại không phải nhà ở trong khu vực ga.
“Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ xem xét việc triển khai công trình dịch vụ theo hướng xã hội hoá trong việc xây dựng nhà ga trung tâm Hà Nội, nhưng cao bao nhiêu cho phù hợp thì cũng phải tính,” Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho hay.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã xin ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2.000. Tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó, tái định cư tại chỗ cho dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Vị trí quy hoạch thuộc địa giới hành chính các phường như Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Văn Chương, Khâm Thiên (quận Đống Đa); phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); Điện Biên (quận Ba Đình); Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
Quy hoạch chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng…/.
Chiều cùng ngày, tại buổi họp báo quý 3-2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đối với lõi ga Hà Nội chưa thấy nhắc đến vấn đề làm nhà cao tầng trong lõi ga, nên việc tác động của nhà cao tầng ở lõi ga là chưa có. Theo Thứ trưởng Đông, đồ án không phải là quy hoạch riêng đối với ga Hà Nội mà là quy hoạch của cả khu vực, thông sang cả khu Văn Miếu, Văn Chương và ga Hà Nội nằm trong quy hoạch đó.
Khẳng định Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và đang giao cho các cơ quan chuyên môn đường sắt, đường bộ cùng nghiên cứu để trả lời Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong khoảng 10 ngày tới, Thứ trưởng Đông cũng tỏ ra băn khoăn khi nội dung đồ án khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông, kết nối các tuyến đường sắt có phù hợp không?
Nói về nguyên tắc chung, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận quy hoạch này phù hợp với quy hoạch không gian đô thị chung của Hà Nội, nhưng về khía cạnh giao thông vận tải, Bộ đang nghiên cứu và sẽ có ý kiến.
“Theo đánh giá chung Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải về đất dành cho hạ tầng giao thông. Với mật độ dân số như hiện nay thì Thủ đô cần tới 22% quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông, thế nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được 7%, nên đây là một áp lực không nhỏ,” ông Đông đánh giá.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo khi thực hiện dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi) phải khai thác xã hội hóa ga Hà Nội để tăng thêm nguồn thu vào đầu tư. Qua đó cũng đặt vấn đề xây dựng một số văn phòng thương mại không phải nhà ở trong khu vực ga.
“Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ xem xét việc triển khai công trình dịch vụ theo hướng xã hội hoá trong việc xây dựng nhà ga trung tâm Hà Nội, nhưng cao bao nhiêu cho phù hợp thì cũng phải tính,” Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho hay.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã xin ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2.000. Tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó, tái định cư tại chỗ cho dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Vị trí quy hoạch thuộc địa giới hành chính các phường như Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Văn Chương, Khâm Thiên (quận Đống Đa); phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); Điện Biên (quận Ba Đình); Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
Quy hoạch chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng…/.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 27 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi  (28/09/2017)
Phó Chủ tịch nước dự khai mạc "Đối thoại công-tư về Phụ nữ và Kinh tế"  (28/09/2017)
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Mozambique  (28/09/2017)
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Bulgaria chào kết thúc nhiệm kỳ công tác  (28/09/2017)
Trưởng ban Tổ chức Trung ương tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào  (28/09/2017)
Tạo nền tảng tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam-Paraguay  (28/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay