Chủ tịch nước dự kỷ niệm 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước
22:04, ngày 25-09-2017
Sáng 25-9, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước (25-9-1992 - 25-9-2017) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; các đồng chí nguyên Chủ tịch nước: Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; các đồng chí nguyên Lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước; các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước qua các thời kỳ.
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung đã ôn lại chặng đường xây dựng, phấn đấu và trưởng thành của Văn phòng Chủ tịch nước từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, với các tên gọi “Văn phòng Chủ tịch phủ,” “Văn phòng Phủ Chủ tịch” và sau này là Văn phòng Chủ tịch nước; những bài học kinh nghiệm quý báu đúc rút được trong chặng đường 25 năm kể từ khi tái lập.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung khẳng định, tự hào về truyền thống vẻ vang hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tiếp tục đổi mới các mặt công tác, phát huy truyền thống “tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, khắc phục hạn chế, thiếu sót, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ngày càng tốt hơn, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Văn phòng Chủ tịch nước, ghi nhận những kết quả, thành tích xuất sắc mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt hơn 70 năm qua.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngày 25-9-1992, Văn phòng Chủ tịch nước chính thức được tái lập, nhưng thực tế đã có bề dày hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành.
Trong các giai đoạn cách mạng, Văn phòng Chủ tịch nước mang những tên gọi khác nhau, song chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trải qua chặng đường vẻ vang suốt hơn 70 năm qua, đặc biệt trong 25 năm tái lập, Văn phòng Chủ tịch nước ngày càng lớn mạnh về mọi mặt; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác không ngừng được hoàn thiện.
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới, qua phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đã ngày càng trưởng thành; nhiều đồng chí đã nêu tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, tâm huyết với công việc.
Công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đoàn thể quần chúng vững mạnh toàn diện được chú trọng. Công tác nghiên cứu tổng hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước có nhiều tiến bộ, nhất là trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia thẩm định các đề án, dự án về các lĩnh vực quan trọng của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao Văn phòng Chủ tịch nước đã chủ động tổ chức có hiệu quả công tác thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là dự báo chiến lược; thực hiện tốt chức năng tham mưu với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trên các lĩnh vực nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên, khích lệ các phong trào thi đua yêu nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Văn phòng Chủ tịch nước đã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, nhất là trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nổi lên; bảo đảm tốt các yêu cầu về lễ tân, hậu cần, phục vụ kịp thời, chu đáo các cuộc đón, tiếp khách, các chuyến công tác trong và ngoài nước của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Cùng với đó, sự phối hợp giữa Văn phòng Chủ tịch nước với các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan, nhất là với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.
Biểu dương và chúc mừng những kết quả, thành tích xuất sắc mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt hơn 70 năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đồng thời chỉ rõ, đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới trước những thời cơ, thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục đổi mới sâu sắc, toàn diện từ tư duy đến xây dựng và tổ chức thực hiện các mặt công tác; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tích cực tham mưu với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong việc tham gia hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải pháp về xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan, huy động trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý tham gia thẩm định các dự án, đề án, nghiên cứu các chuyên đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Kịp thời thu nhận, phân tích, đánh giá thông tin, nghiên cứu, dự báo tình hình ở tầm vĩ mô để làm rõ những yếu tố từ bên ngoài tác động đến nước ta, những khó khăn về kinh tế-xã hội trong nước, đồng thời tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, dư luận xã hội để tham mưu, phục vụ có hiệu quả các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, hoàn thiện quy chế, quy trình công tác, bảo đảm chính quy, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ trong công tác thu nhận, xử lý thông tin, phục vụ có hiệu quả việc lưu trữ, tra cứu tài liệu; thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ, bảo đảm tiếp nhận, xử lý văn bản kịp thời, chính xác.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ động cung cấp thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và hoạt động của Văn phòng.
Văn phòng Chủ tịch nước cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan, nhất là với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để trao đổi thông tin, thống nhất đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực, phục vụ hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Nhấn mạnh yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước là đội ngũ cán bộ, nhân viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước cần tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh toàn diện.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ôn lại chặng đường lịch sử hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, nhất là qua 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn và tin tưởng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ Văn phòng nắm tình hình sai, thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng... Cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”; phát huy truyền thống “tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được nhiều kết quả, thành tích to lớn hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi thăm Phòng truyền thống của Văn phòng Chủ tịch nước, nơi lưu giữ, trưng bày hình ảnh, hiện vật kỷ niệm gắn với hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước qua các thời kỳ./.
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung đã ôn lại chặng đường xây dựng, phấn đấu và trưởng thành của Văn phòng Chủ tịch nước từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, với các tên gọi “Văn phòng Chủ tịch phủ,” “Văn phòng Phủ Chủ tịch” và sau này là Văn phòng Chủ tịch nước; những bài học kinh nghiệm quý báu đúc rút được trong chặng đường 25 năm kể từ khi tái lập.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung khẳng định, tự hào về truyền thống vẻ vang hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tiếp tục đổi mới các mặt công tác, phát huy truyền thống “tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, khắc phục hạn chế, thiếu sót, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ngày càng tốt hơn, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Văn phòng Chủ tịch nước, ghi nhận những kết quả, thành tích xuất sắc mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt hơn 70 năm qua.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngày 25-9-1992, Văn phòng Chủ tịch nước chính thức được tái lập, nhưng thực tế đã có bề dày hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành.
Trong các giai đoạn cách mạng, Văn phòng Chủ tịch nước mang những tên gọi khác nhau, song chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trải qua chặng đường vẻ vang suốt hơn 70 năm qua, đặc biệt trong 25 năm tái lập, Văn phòng Chủ tịch nước ngày càng lớn mạnh về mọi mặt; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác không ngừng được hoàn thiện.
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới, qua phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đã ngày càng trưởng thành; nhiều đồng chí đã nêu tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, tâm huyết với công việc.
Công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đoàn thể quần chúng vững mạnh toàn diện được chú trọng. Công tác nghiên cứu tổng hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước có nhiều tiến bộ, nhất là trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia thẩm định các đề án, dự án về các lĩnh vực quan trọng của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao Văn phòng Chủ tịch nước đã chủ động tổ chức có hiệu quả công tác thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là dự báo chiến lược; thực hiện tốt chức năng tham mưu với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trên các lĩnh vực nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên, khích lệ các phong trào thi đua yêu nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Văn phòng Chủ tịch nước đã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, nhất là trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nổi lên; bảo đảm tốt các yêu cầu về lễ tân, hậu cần, phục vụ kịp thời, chu đáo các cuộc đón, tiếp khách, các chuyến công tác trong và ngoài nước của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Cùng với đó, sự phối hợp giữa Văn phòng Chủ tịch nước với các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan, nhất là với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.
Biểu dương và chúc mừng những kết quả, thành tích xuất sắc mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt hơn 70 năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đồng thời chỉ rõ, đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới trước những thời cơ, thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục đổi mới sâu sắc, toàn diện từ tư duy đến xây dựng và tổ chức thực hiện các mặt công tác; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tích cực tham mưu với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong việc tham gia hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải pháp về xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan, huy động trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý tham gia thẩm định các dự án, đề án, nghiên cứu các chuyên đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Kịp thời thu nhận, phân tích, đánh giá thông tin, nghiên cứu, dự báo tình hình ở tầm vĩ mô để làm rõ những yếu tố từ bên ngoài tác động đến nước ta, những khó khăn về kinh tế-xã hội trong nước, đồng thời tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, dư luận xã hội để tham mưu, phục vụ có hiệu quả các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, hoàn thiện quy chế, quy trình công tác, bảo đảm chính quy, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ trong công tác thu nhận, xử lý thông tin, phục vụ có hiệu quả việc lưu trữ, tra cứu tài liệu; thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ, bảo đảm tiếp nhận, xử lý văn bản kịp thời, chính xác.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ động cung cấp thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và hoạt động của Văn phòng.
Văn phòng Chủ tịch nước cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan, nhất là với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để trao đổi thông tin, thống nhất đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực, phục vụ hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Nhấn mạnh yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước là đội ngũ cán bộ, nhân viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước cần tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh toàn diện.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ôn lại chặng đường lịch sử hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, nhất là qua 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn và tin tưởng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ Văn phòng nắm tình hình sai, thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng... Cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”; phát huy truyền thống “tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được nhiều kết quả, thành tích to lớn hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi thăm Phòng truyền thống của Văn phòng Chủ tịch nước, nơi lưu giữ, trưng bày hình ảnh, hiện vật kỷ niệm gắn với hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước qua các thời kỳ./.
Hà Tĩnh: Công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng  (25/09/2017)
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Hà Tĩnh tập trung khắc phục hậu quả Bão số 10  (25/09/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017  (25/09/2017)
Cử tri Đức bỏ phiếu bầu Quốc hội Liên bang  (24/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên