Khai mạc vòng 3 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
23:11, ngày 23-09-2017
Ngày 23-9-2017, vòng tái đàm phán lần thứ ba về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã khởi động tại thủ đô Ottawa của Canada với mục tiêu đẩy nhanh tiến trình thảo luận và hướng tới những bước tiến mới nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng trước đầu năm tới.
Các cuộc đàm phán vòng 3 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 23 đến ngày 27-9, với các nội dung tiếp nối 2 vòng đàm phán đầu tiên lần lượt diễn ra ở tại Washington (Mỹ) cuối tháng trước và Mexico City (Mexico) đầu tháng này.
Dự kiến, các bên sẽ đạt được những thỏa thuận đầu tiên về doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh, thương mại số, dịch vụ và môi trường, sau khi đạt đồng thuận trong vòng đàm phán thứ 2 vừa qua tại Mexico. Trước thềm vòng đàm phán, một số nguồn tin giấu tên cho biết phái đoàn đàm phán Mỹ có thể sẽ công khai các yêu sách đối với phiên bản NAFTA sửa đổi để đẩy nhanh tiến trình đàm phán.
Các cuộc tái đàm phán NAFTA được tiến hành theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do hiệp định 23 năm tuổi này cướp đi hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và cho phép Canada, Mexico đạt được nhiều lợi thế trong khi gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Trump muốn có được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay theo đúng cam kết đề ra khi tranh cử. Mexico cũng muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bên nào sẵn sàng đưa ra nhượng bộ cần thiết để có thể thực sự tạo được đột phá và đẩy nhanh hơn tiến độ đàm phán.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016./.
Dự kiến, các bên sẽ đạt được những thỏa thuận đầu tiên về doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh, thương mại số, dịch vụ và môi trường, sau khi đạt đồng thuận trong vòng đàm phán thứ 2 vừa qua tại Mexico. Trước thềm vòng đàm phán, một số nguồn tin giấu tên cho biết phái đoàn đàm phán Mỹ có thể sẽ công khai các yêu sách đối với phiên bản NAFTA sửa đổi để đẩy nhanh tiến trình đàm phán.
Các cuộc tái đàm phán NAFTA được tiến hành theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do hiệp định 23 năm tuổi này cướp đi hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và cho phép Canada, Mexico đạt được nhiều lợi thế trong khi gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Trump muốn có được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay theo đúng cam kết đề ra khi tranh cử. Mexico cũng muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bên nào sẵn sàng đưa ra nhượng bộ cần thiết để có thể thực sự tạo được đột phá và đẩy nhanh hơn tiến độ đàm phán.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016./.
Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân  (23/09/2017)
Quy định của Chính phủ về Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và trách nhiệm quản lý, bảo vệ Di sản thế giới  (23/09/2017)
Hội thảo bàn tròn về “khí hậu và an ninh” tại Viện Giáo dục nước thuộc Đại học Delft Hà Lan  (23/09/2017)
APEC 2017: Bế mạc Hội nghị các quan chức cao cấp APEC về Quản lý thiên tai lần thứ 11  (22/09/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam