Hội thảo bàn tròn về “khí hậu và an ninh” tại Viện Giáo dục nước thuộc Đại học Delft Hà Lan
23:11, ngày 23-09-2017
TCCSĐT - Ngày 21-9-2017, Hội thảo bàn tròn về khí hậu và an ninh đã được tổ chức tại Viện Giáo dục nước, Đại học IHE Delft Hà Lan. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Lan Ngô Thị Hòa đã tham dự Hội thảo.
Tới dự Hội thảo có 60 đại diện đoàn ngoại giao, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Hà Lan, Học viện Ngoại giao Clingendael, các viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ, học giả Hà Lan và quốc tế. Đây là Hội thảo bàn tròn được tổ chức hằng năm nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ chiến lược trong việc giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu, bao gồm các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực, di cư, phản ứng với thiên tai và các vấn đề liên quan đến sự ổn định của các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Hội thảo là cơ hội để các nước thuộc các khu vực khác nhau hợp tác, duy trì hòa bình và tăng cường tham gia vào các thỏa thuận, định chế quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hiệu trưởng Viện Giáo dục nước, Tiến sỹ Eddy Moors đã cảm ơn sự hiện diện của các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, các bộ, ngành và học giả quan tâm tham dự Hội thảo, đồng thời khẳng định vấn đề khí hậu và an ninh là hai vấn đề liên quan mật thiết đến tất cả các quốc gia, đòi hỏi phải có sự tiếp cận ở tầm khu vực và quốc tế. Ông Eddy Moors cho rằng, việc đưa vấn đề khí hậu và an ninh vào chương trình nghị sự quốc tế là cần thiết, để các quốc gia và mọi cá nhân nâng cao nhận thức và có hành động hiệu quả cùng nhau giải quyết vấn đề này.
Trình bày tại Hội thảo, các diễn giả của Học viện Clingendael, Bangladesh, và Viện nước Đại học Delft Hà Lan đã đặt vấn đề về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tình trạng di cư xuyên quốc gia với vấn đề an ninh tại các nước có nguy cơ bị nước biển dâng, đặc biệt như Bangladesh, Chad...; vấn đề khan hiếm nước ngọt và giải pháp loại trừ muối tạo nước ngọt nhằm duy trì ổn định tại các vùng khô hạn; vai trò của ngoại giao về vấn đề nước với các quốc gia có chung vùng hạ lưu và xung đột trong sử dụng tài nguyên nước thượng - hạ lưu; sự cần thiết phải tăng cường đầu tư quốc tế vào việc bảo vệ các hệ sinh vật và nâng cao tính bền vững của các khu vực bảo tồn tự nhiên.
Chia sẻ quan điểm với các học giả và diễn giả, Đại sứ Ngô Thị Hòa cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu; các thỏa thuận, thể chế đa phương, khu vực và quốc tế về ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được đề cao và triển khai. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và rất tích cực đóng góp vào các chương trình, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về “Cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đặt được các mục tiêu phát triển bền vững” vào giữa năm 2018 trong khuôn khổ hợp tác ASEM. Đây là nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và chính sách giữa Hà Lan, châu Âu với các nước châu Á đang chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Michel van Winden, Vụ Tăng trưởng xanh, Bộ Ngoại giao Hà Lan khẳng định, Hà Lan coi trọng vấn đề ứng phó với biển đổi khí hậu, sẵn sàng hợp tác với các nước trong lĩnh vực này, và với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2018, Hà Lan sẽ đưa vấn đề khí hậu và an ninh vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Kết thúc Hội thảo, các diễn giả đã thông tin thêm tới các đại sứ, đại biểu tham dự về Hội nghị lần thứ 23 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Đức vào tháng 11-2017 và Hội thảo An ninh hành tinh do Bộ Ngoại giao Hà Lan dự kiến tổ chức vào tháng 12-2017 tại thành phố La Hay (Hà Lan)./.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hiệu trưởng Viện Giáo dục nước, Tiến sỹ Eddy Moors đã cảm ơn sự hiện diện của các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, các bộ, ngành và học giả quan tâm tham dự Hội thảo, đồng thời khẳng định vấn đề khí hậu và an ninh là hai vấn đề liên quan mật thiết đến tất cả các quốc gia, đòi hỏi phải có sự tiếp cận ở tầm khu vực và quốc tế. Ông Eddy Moors cho rằng, việc đưa vấn đề khí hậu và an ninh vào chương trình nghị sự quốc tế là cần thiết, để các quốc gia và mọi cá nhân nâng cao nhận thức và có hành động hiệu quả cùng nhau giải quyết vấn đề này.
Trình bày tại Hội thảo, các diễn giả của Học viện Clingendael, Bangladesh, và Viện nước Đại học Delft Hà Lan đã đặt vấn đề về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tình trạng di cư xuyên quốc gia với vấn đề an ninh tại các nước có nguy cơ bị nước biển dâng, đặc biệt như Bangladesh, Chad...; vấn đề khan hiếm nước ngọt và giải pháp loại trừ muối tạo nước ngọt nhằm duy trì ổn định tại các vùng khô hạn; vai trò của ngoại giao về vấn đề nước với các quốc gia có chung vùng hạ lưu và xung đột trong sử dụng tài nguyên nước thượng - hạ lưu; sự cần thiết phải tăng cường đầu tư quốc tế vào việc bảo vệ các hệ sinh vật và nâng cao tính bền vững của các khu vực bảo tồn tự nhiên.
Chia sẻ quan điểm với các học giả và diễn giả, Đại sứ Ngô Thị Hòa cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu; các thỏa thuận, thể chế đa phương, khu vực và quốc tế về ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được đề cao và triển khai. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và rất tích cực đóng góp vào các chương trình, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về “Cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đặt được các mục tiêu phát triển bền vững” vào giữa năm 2018 trong khuôn khổ hợp tác ASEM. Đây là nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và chính sách giữa Hà Lan, châu Âu với các nước châu Á đang chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Michel van Winden, Vụ Tăng trưởng xanh, Bộ Ngoại giao Hà Lan khẳng định, Hà Lan coi trọng vấn đề ứng phó với biển đổi khí hậu, sẵn sàng hợp tác với các nước trong lĩnh vực này, và với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2018, Hà Lan sẽ đưa vấn đề khí hậu và an ninh vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Kết thúc Hội thảo, các diễn giả đã thông tin thêm tới các đại sứ, đại biểu tham dự về Hội nghị lần thứ 23 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Đức vào tháng 11-2017 và Hội thảo An ninh hành tinh do Bộ Ngoại giao Hà Lan dự kiến tổ chức vào tháng 12-2017 tại thành phố La Hay (Hà Lan)./.
APEC 2017: Bế mạc Hội nghị các quan chức cao cấp APEC về Quản lý thiên tai lần thứ 11  (22/09/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn đại biểu các Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, khu vực  (22/09/2017)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam  (22/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên