Bà Merkel chỉ trích các nước Đông Âu từng được hưởng lợi hàng tỷ euro
Phát biểu với tuần báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, nhà lãnh đạo Đức khẳng định nếu không có sự đoàn kết trong giải quyết vấn đề người di cư, thì cũng sẽ không có sự đoàn kết trong các lĩnh vực khác và đó sẽ là nỗi đau trong khối gắn kết của châu Âu.
Tuyên bố trên của Thủ tướng Đức được cho là lời cảnh báo nhằm vào các nước Đông Âu vốn được hưởng lợi hàng tỷ euro sau khi gia nhập EU, nhưng lại phản đối kế hoạch phân bổ hạn ngạch người nhập cư.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức còn cho rằng việc phân bổ hạn ngạch người nhập cư giữa các nước EU sẽ trở nên đơn giản hơn nếu chính sách di cư của châu Âu được dựa trên nền tảng vững chắc hơn.
Tuần trước, chính phủ các nước Đông Âu đã khiếu nại đối với phán quyết của Tòa án Tư pháp châu Âu yêu cầu các nước này chấp nhận cơ chế tạm thời về việc tái định cư bắt buộc đối với những người tị nạn tại Hy Lạp và Italy nhằm "giảm gánh nặng người di cư" cho hai nước này.
Tuy nhiên, ngày 06-9 vừa qua, Tòa án Tư pháp châu Âu đã bác bỏ khiếu nại của Slovakia và Hungary, đồng thời khẳng định cơ chế này tính toán cân đối việc phân bổ người di cư, qua đó hỗ trợ hai nước thành viên khác của EU là Hy Lạp và Italy đối phó với tác động từ cuộc khủng hoảng người di cư.
Năm 2015, chiến sự tại Syria, xung đột và nghèo đói tại Trung Đông cùng nhiều nước châu Phi khác đã làm bùng phát cuộc khủng hoảng người di cư lớn nhất tới châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 với hơn 1 triệu người xin tị nạn.
Hy Lạp và Italy là hai cửa ngõ chính tiếp nhận người di cư vượt biển nhằm tìm kiếm một tương lai an toàn và tốt đẹp hơn tại các nước Trung và Bắc Âu.
Sau khi các đường biên giới dọc hành lang các nước Balkan bị đóng cửa vào mùa Đông năm 2016, hơn 60.000 người di cư, tị nạn đã bị mắc kẹt tại Hy Lạp. Các nước đối tác EU cam kết giảm gánh nặng cho Hy Lạp và Italy.
EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người di cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn, nhưng mục tiêu này đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do vấp phải một loạt trở ngại, trong đó có sự phản đối của một số nước Đông Âu. Đến tháng 7 vừa qua, chỉ có 24.000 người tị nạn được chuyển từ Hy Lạp và Italy sang các nước thành viên khác./.
Cuộc thi Y tế thôn bản giỏi khu vực Tây Nguyên  (10/09/2017)
Tỉnh Đắk Lắk tìm kiếm thị trường và kêu gọi đầu tư tại Australia  (10/09/2017)
ASEAN-Hong Kong hoàn tất đàm phán FTA và thỏa thuận đầu tư  (10/09/2017)
Tăng cường hợp tác song phương giữa hai thủ đô  (10/09/2017)
Tổng thống Mỹ Trump gia hạn đạo Luật thương mại chống Cuba  (10/09/2017)
Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (10/09/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên