Tỉnh Đắk Lắk tìm kiếm thị trường và kêu gọi đầu tư tại Australia
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo tỉnh đã giới thiệu tới các doanh nghiệp Australia về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tiềm năng, lợi thế của tỉnh cũng như các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp dệt may, năng lượng điện gió, điện Mặt Trời và các lĩnh vực về dịch vụ, du lịch…
Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, đại diện tỉnh Đắk Lắk cũng đưa ra nhiều giải pháp ưu đãi cho các nhà đầu tư như giúp doanh nghiệp khi gặp khó khăn, thực hiện các cam kết về đất đai, thuế và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư…
Tại hội thảo, các doanh nghiệp Australia đã tích cực trao đổi và hỏi nhiều thông tin quan tâm đến các dự án liên quan đến thế mạnh của tỉnh như càphê, hạt tiêu, giáo dục, chuyển giao công nghệ, du lịch, bất động sản…, đến môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, hình thức kết nối doanh nghiệp giữa hai bên. Những vấn đề thắc mắc đã được lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk giải đáp thỏa đáng.
Sau hội thảo, bước đầu đã có một số doanh nghiệp đồng ý đăng ký sang thăm và làm việc với tỉnh, các doanh nghiệp Đắk Lắk để tìm hiểu cụ thể về các dự án, môi trường đầu tư.
Phát biểu bên lề hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Y Biêr Niê cho biết dù là trung tâm phát triển vùng của Tây Nguyên, có tiềm năng phát triển cây công nghiệp lớn, có diện tích trồng càphê, hồ tiêu lớn nhất cả nước, song vẫn là một tỉnh nghèo, hàng hóa do thiếu đầu tư nên chủ yếu vẫn là sản xuất thô. Chính vì vậy lãnh đạo tỉnh quyết định tìm lối ra cho phát triển kinh tế bằng cách đi tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường các nước trên thế giới; đồng thời giới thiệu, quảng bá về các tiềm năng của tỉnh để kêu gọi vốn đầu tư.
Ông cho biết việc tổ chức hội thảo như vậy là bước đi đầu tiên để tạo sự kết nối, tìm hiểu thị trường để sau đó các doanh nghiệp hai bên có thể tiến tới các dự án hợp tác về đầu tư, trao đổi sản phẩm.
Trước đó, đoàn công tác tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) tổ chức cuộc hội thảo tương tự ở thành phố Melbourne, bang Victoria. Australia là thị trường nước ngoài thứ hai được tỉnh Đắk Lắk xúc tiến đầu tư sau thành công từ chuyến đi xúc tiến đầu tư ở Hàn Quốc năm ngoái./.
ASEAN-Hong Kong hoàn tất đàm phán FTA và thỏa thuận đầu tư  (10/09/2017)
Tăng cường hợp tác song phương giữa hai thủ đô  (10/09/2017)
Tổng thống Mỹ Trump gia hạn đạo Luật thương mại chống Cuba  (10/09/2017)
Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (10/09/2017)
Việt Nam tham dự Đối thoại Quốc phòng Seoul 2017 và các đối thoại quốc phòng liên quan  (10/09/2017)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Canada tiếp tục phát triển  (10/09/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển