Chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi tạo động lực quan hệ với Việt Nam
22:21, ngày 06-09-2017
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tai Cairo trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi từ ngày 06 đến 07-9 theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Đầu tư và hợp tác quốc tế Ai Cập, tiến sỹ Sahar Nasr khẳng định sự kiện này sẽ góp phần tạo động lực phát triển cho quan hệ giữa hai nước.
Theo Bộ trưởng Nasr, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1963, Chính phủ Ai Cập đã coi Việt Nam là một người bạn gần gũi và là đối tác thành công.
Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập mối quan hệ song phương với Việt Nam và như một tuyên bố về sức mạnh của mối quan hệ này, Việt Nam đã mở văn phòng thương mại đầu tiên bên ngoài châu Á của mình tại Ai Cập. Đây là minh chứng mạnh mẽ về mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng giữa hai quốc gia.
Trong suốt chặng đường lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mặc dù các nhà lãnh đạo hai nước chưa có chuyến thăm chính thức cấp cao, quan hệ kinh tế song phương vẫn duy trì đà tăng trưởng. Bộ trưởng Nasr đánh giá chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống El-Sisi sẽ tạo động lực năng động cho các mối quan hệ thương mại phát triển và hiệu quả, nâng tầm quan hệ song phương và mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư hai nước.
Bộ trưởng Nasr cho biết tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Tổng thống El-Sisi. Việc tổ chức nhiều diễn đàn kinh doanh và đầu tư cũng như tăng cường trao đổi các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa Việt Nam và Ai Cập cũng sẽ tạo đà cho mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Cũng theo Bộ trưởng Nasr, trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của bà cùng với Đô đốc Mohab Mamish, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez và Đặc khu Kinh tế kênh đào Suez, Chính phủ Ai Cập đã bày tỏ mong muốn thiết lập các liên doanh giữa hai nước, học hỏi các kinh nghiệm độc đáo của Việt Nam trên các lĩnh vực thủy sản, quản lý cảng, công nghệ thông tin, may mặc và lọc dầu.
Những nội dung này đã được thống nhất tại các cuộc họp cấp chuyên gia trong khuôn khổ kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ai Cập lần thứ 5, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 đến 22-8 vừa qua. Đây là cuộc họp đầu tiên sau 10 năm gián đoạn.
Các cuộc họp cấp chuyên gia đã tập trung thảo luận triển vọng hợp tác song phương trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, nông nghiệp, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin. Bà khẳng định con đường dẫn đến mối quan hệ hợp tác mẫu mực giữa hai nước là rất rõ ràng và có những mục tiêu lớn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đây là những nội dung sẽ được thảo luận sâu rộng trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ai Cập El-Sisi. Các nhà lãnh đạo Ai Cập và Việt Nam đang mong muốn tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Về quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, Bộ trưởng Nasr cho rằng dù chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai bên, các mối quan hệ hiện vẫn rất tốt đẹp. Mặc dù phải đối mặt với bất ổn chính trị trong giai đoạn 2011 - 2014, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ai Cập không bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy mối qua hệ hợp tác thực sự giữa hai nước.
Ai Cập có kế hoạch thu hút 30 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, góp phần quan trọng tạo các cơ hội việc làm và giới thiệu những công nghệ mới.
Việt Nam cũng từng đặt ra những mục tiêu tương tự trong nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế và cuối cùng đã đạt được những mục tiêu đó. Ai Cập và Việt Nam có vị trí địa chính trị chiến lược và hai nước đều là thành viên của các khối kinh tế khác nhau như ASEAN, COMESA và nhiều khối khác.
Bộ trưởng Nasr nêu rõ Ai Cập hiện đang tiến hành các cải cách trên tất cả các lĩnh vực chính trị, lập pháp và kinh tế. Những cải cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư từ Việt Nam tới làm ăn, kinh doanh tại Ai Cập, qua đó có thể tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường châu Phi, châu Âu và Trung Đông một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vị trí trung tâm thế giới của Ai Cập được xem là lợi thế lớn đối với tất cả các nước châu Á muốn thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài.
Bộ trưởng Nasr cho biết thêm trước khi được Quốc hội và Chính phủ Ai Cập thông qua mới đây, luật đầu tư mới được soạn thảo dựa trên sự tham vấn của lĩnh vực tư nhân cũng như kết quả nghiên cứu các mô hình thành công ở những nước khác nhau.
Luật Đầu tư sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương giữa Ai Cập và các nước trên thế giới, đồng thời tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh và minh bạch cho khu vực tư nhân, bất kể là các doanh nghiệp trong nước hay quốc tế. Luật này cũng chú trọng phát triển và trao quyền cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Bộ trưởng Nasr, đây sẽ là lĩnh vực rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam./.
Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập mối quan hệ song phương với Việt Nam và như một tuyên bố về sức mạnh của mối quan hệ này, Việt Nam đã mở văn phòng thương mại đầu tiên bên ngoài châu Á của mình tại Ai Cập. Đây là minh chứng mạnh mẽ về mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng giữa hai quốc gia.
Trong suốt chặng đường lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mặc dù các nhà lãnh đạo hai nước chưa có chuyến thăm chính thức cấp cao, quan hệ kinh tế song phương vẫn duy trì đà tăng trưởng. Bộ trưởng Nasr đánh giá chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống El-Sisi sẽ tạo động lực năng động cho các mối quan hệ thương mại phát triển và hiệu quả, nâng tầm quan hệ song phương và mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư hai nước.
Bộ trưởng Nasr cho biết tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Tổng thống El-Sisi. Việc tổ chức nhiều diễn đàn kinh doanh và đầu tư cũng như tăng cường trao đổi các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa Việt Nam và Ai Cập cũng sẽ tạo đà cho mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Cũng theo Bộ trưởng Nasr, trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của bà cùng với Đô đốc Mohab Mamish, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez và Đặc khu Kinh tế kênh đào Suez, Chính phủ Ai Cập đã bày tỏ mong muốn thiết lập các liên doanh giữa hai nước, học hỏi các kinh nghiệm độc đáo của Việt Nam trên các lĩnh vực thủy sản, quản lý cảng, công nghệ thông tin, may mặc và lọc dầu.
Những nội dung này đã được thống nhất tại các cuộc họp cấp chuyên gia trong khuôn khổ kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ai Cập lần thứ 5, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 đến 22-8 vừa qua. Đây là cuộc họp đầu tiên sau 10 năm gián đoạn.
Các cuộc họp cấp chuyên gia đã tập trung thảo luận triển vọng hợp tác song phương trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, nông nghiệp, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin. Bà khẳng định con đường dẫn đến mối quan hệ hợp tác mẫu mực giữa hai nước là rất rõ ràng và có những mục tiêu lớn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đây là những nội dung sẽ được thảo luận sâu rộng trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ai Cập El-Sisi. Các nhà lãnh đạo Ai Cập và Việt Nam đang mong muốn tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Về quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, Bộ trưởng Nasr cho rằng dù chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai bên, các mối quan hệ hiện vẫn rất tốt đẹp. Mặc dù phải đối mặt với bất ổn chính trị trong giai đoạn 2011 - 2014, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ai Cập không bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy mối qua hệ hợp tác thực sự giữa hai nước.
Ai Cập có kế hoạch thu hút 30 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, góp phần quan trọng tạo các cơ hội việc làm và giới thiệu những công nghệ mới.
Việt Nam cũng từng đặt ra những mục tiêu tương tự trong nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế và cuối cùng đã đạt được những mục tiêu đó. Ai Cập và Việt Nam có vị trí địa chính trị chiến lược và hai nước đều là thành viên của các khối kinh tế khác nhau như ASEAN, COMESA và nhiều khối khác.
Bộ trưởng Nasr nêu rõ Ai Cập hiện đang tiến hành các cải cách trên tất cả các lĩnh vực chính trị, lập pháp và kinh tế. Những cải cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư từ Việt Nam tới làm ăn, kinh doanh tại Ai Cập, qua đó có thể tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường châu Phi, châu Âu và Trung Đông một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vị trí trung tâm thế giới của Ai Cập được xem là lợi thế lớn đối với tất cả các nước châu Á muốn thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài.
Bộ trưởng Nasr cho biết thêm trước khi được Quốc hội và Chính phủ Ai Cập thông qua mới đây, luật đầu tư mới được soạn thảo dựa trên sự tham vấn của lĩnh vực tư nhân cũng như kết quả nghiên cứu các mô hình thành công ở những nước khác nhau.
Luật Đầu tư sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương giữa Ai Cập và các nước trên thế giới, đồng thời tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh và minh bạch cho khu vực tư nhân, bất kể là các doanh nghiệp trong nước hay quốc tế. Luật này cũng chú trọng phát triển và trao quyền cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Bộ trưởng Nasr, đây sẽ là lĩnh vực rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-8 đến 03-9-2017)  (06/09/2017)
Hoàn thành bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau  (06/09/2017)
Về xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng  (06/09/2017)
Thực thi đồng bộ các giải pháp để tái cấu trúc thành công  (06/09/2017)
Bản lĩnh PVOIL  (06/09/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên