Chính phủ đồng hành còn cấp dưới thì "hành" doanh nghiệp
23:15, ngày 30-08-2017
TCCSĐT - Ngày 30-8 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 8 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước tháng 8 và 8 tháng qua của năm 2017. Cùng dự có Chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Phát biểu khai mạc, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, tháng 8 là thời điểm có nhiều khởi sắc với nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt khá. Nếu kết quả này được duy trì trong các tháng sắp tới thì sẽ có triển vọng đạt mục tiêu kế hoạch năm 2017.
Tuy nhiên, vấn đề được Thủ tướng đặc biệt quan tâm tại Phiên họp và chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung cho ý kiến và có các giải pháp thực thi trong từng bộ, ngành, địa phương mình, chính là việc thủ tục hành chính còn rất “nặng nề” với nhiều giấy phép con, giấy phép cháu, chi phí doanh nghiệp còn lớn đang cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Thủ tướng, thời gian qua, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,92% và CPI bình quân 8 tháng so với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 3,84%. Xuất khẩu tăng trưởng mạnh với 18% giúp nhập siêu 8 tháng có xu hướng giảm. Du lịch tiếp tục tăng trưởng mạnh, khách du lịch quốc tế đạt cao nhất từ trước đến nay với 1,23 triệu lượt trong tháng 8, đưa số khách quốc tế 8 tháng qua tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, ước đạt trên 23,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là trên 104.000 doanh nghiệp.
Lĩnh vực xã hội có nhiều điểm sáng, nhất là sự kiện tại SEA Games 29, đoàn Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn đoàn với 59 huy chương vàng, trong đó có nhiều môn thi đấu Olympic như điền kinh đạt thành tích cao. Thủ tướng biểu dương đội bóng đá nữ Việt Nam đạt huy chương vàng SEA Games lần thứ 5.
Đánh giá cao các bộ, ngành và một số địa phương, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có quyết tâm cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, cải cách hành chính nói chung và việc cắt giảm thủ tục hành chính mặc dù đã được tập trung giải quyết, nhưng ở nhiều bộ, ngàng, địa phương, ở nhiều khâu thủ tục hành chính còn rất rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi, nhưng thủ tục để đưa vào tiêu thụ, xuất khẩu càng phức tạp hơn. Có ý kiến nói rằng nuôi gà chỉ mất 40 ngày, nhưng thủ tục để tiêu thụ, xuất khẩu gà còn phức tạp và dài ngày hơn nuôi gà.”
Thủ tướng cũng nhận xét, vấn đề cải cách hành chính, thủ tục hành chính mặc dù đã được chỉ đạo làm quyết liệt nhưng mới giảm được một phần, còn nhiều ngành, đơn vị chưa chuyển biến.
“Các Bộ trưởng có ý kiến đề xuất giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn. Phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tạo không khí và niềm tin xã hội, góp phần tăng trưởng chung của cả hệ thống và nền kinh tế”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng gợi ý các thành viên Chính phủ cần quan tâm về tình hình chuẩn bị cho năm học mới, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng lũ; vấn đề môi trường; an toàn xã hội; vấn đề dịch bệnh - sốt xuất huyết.
Nhấn mạnh đến thời gian chỉ còn hai tháng nữa là diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, mặc dù một số bộ, nhất là Bộ Ngoại giao đã có sự chuẩn bị khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo công tác chuẩn bị và Chính phủ rà soát lại công việc để công tác chuẩn bị đạt yêu cầu cao nhất.
Tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong ngày 30-8, các thành viên Chính phủ đã thảo luận kỹ về các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2017; đồng thời cho ý kiến về một số kế hoạch, báo cáo quan trọng liên quan đến tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2017, dự toán năm 2018; dự thảo kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước ba năm 2018 - 2020; kế hoạch phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và các vấn đề an sinh, xã hội quan trọng khác nổi lên trong tháng Tám.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận Phiên họp với nhiều nội dung quan trọng cần triển khai thực hiện ngay trong tháng Chín và các tháng cuối năm 2017.
Quyết liệt thực hiện kế hoạch
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự cố gắng không mệt mỏi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch năm 2017, trong đó có tám chỉ tiêu phấn đấu vượt kế hoạch.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cảnh báo về khả năng kế hoạch sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra nếu trong tháng Chín và quý IV-2017, việc thực hiện các nhiệm vụ không sát sao. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát lại từng chỉ tiêu, phấn đấu quyết liệt thực hiện, không được chủ quan.
Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đánh giá tình hình, kết quả năm 2017 rõ ràng hơn; phân tích bối cảnh trong nước quốc tế, nhất là xem xét các mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu giải pháp cụ thể. Trong đó, phải chú trọng bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm tinh thần đổi mới nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Việc xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 2018 và ba năm 2018 - 2020 phải có cơ sở vững chắc.
Chống thất thoát, lãng phí
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, tiếp thu, rà soát các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo các cân đối lớn của tài chính. Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, chống lạm thu, khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần có chính sách chuyển mạnh số hộ từ thuế khoán sang kê khai thuế; tái cơ cấu ngân sách mạnh mẽ, tăng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, giảm mạnh chi thường xuyên, với nhiều hình thức tiết kiệm chi, đẩy mạnh khoán chi...
Thủ tướng gợi ý nghiên cứu ủng hộ phương án đặt mức bội chi ngân sách ở mức 3,7% GDP để có nguồn chi cho đầu tư phát triển.
Phải rà lại chi thường xuyên, hội họp, đi nước ngoài, tiếp khách để tiếp tục tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước dành cho các vùng khó khăn; đẩy mạnh chính sách tài khóa tiết kiệm theo tinh thần của Quốc hội, Thủ tướng chỉ đạo.
Yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện kế hoạch phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2018 để các cấp thẩm quyền phê duyệt công khai, minh bạch, Thủ tướng lưu ý phải bảo đảm việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tốt hơn, kịp thời hơn.
Khẳng định việc bám sát nguyên tắc “không có chính sách mới khi không có nguồn” là phù hợp, song, Thủ tướng cho rằng cần bố trí nguồn vốn đặc biệt để sử dụng cho những công việc đột xuất, cấp bách của đất nước trên tinh thần “đồng tiền, hạt gạo của Nhà nước sử dụng đúng mục đích, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực ở mọi cấp ngân sách”.
Liên quan đến nhiệm vụ chuẩn bị, xây dựng chính sách về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở y tế và các đề án khác để trình cơ quan chức năng báo cáo Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng nhấn mạnh về tinh thần là phải ổn định bộ máy, nhiệm vụ, kế hoạch phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII theo hướng cải cách bộ máy, giảm biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp công.
Dành vốn cho các công trình cấp bách
Giao nhiệm vụ cụ thể trong tháng Chín và các tháng còn lại của năm 2017, Thủ tướng yêu cầu “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành hiện đang còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một sân chơi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng cấp dưới chưa đồng hành. Một bộ phận còn hành doanh nghiệp thông qua các thủ tục”.
Thủ tướng chia sẻ việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh là vấn đề Chính phủ đang rất quan tâm hiện nay.
Nhằm khơi thông mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phấn đấu từ nay đến cuối năm tiếp tục giảm thêm 0,5% lãi suất cho vay bởi đây là giải pháp kích cầu quan trọng cho nền kinh tế. Cùng với việc áp dụng các biện pháp cần thiết để đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng 21% hoặc hơn; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn ODA, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một mặt phân bổ vốn theo Nghị quyết của Chính phủ kịp thời hơn, mặt khác tiến hành thanh tra công vụ đối với các đơn vị trực tiếp xử lý vốn đầu tư công để xác định trách nhiệm, tăng cường kỷ cương. “Kiên quyết cắt giảm để dành vốn cho các công trình cấp bách”.
Chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế
Nhắc đến một chủ đề đang gây bức xúc mạnh mẽ đối với người dân và doanh nghiệp tháng Tám là phí BOT, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải rà soát, đánh giá tổng mức đầu tư BOT, mức phí và thời gian thu phí; đồng thời kiến nghị các giải pháp cụ thể báo cáo Thủ tướng trong tháng Chín. “Kiên quyết không để vấn đề BOT tiếp tục gây bức xúc trong dư luận, khắc phục sớm tình trạng có tới 70 loại phí liên quan đến giao thông”, Thủ tướng nêu rõ.
Tiếp tục tinh thần năm giảm chi phí cho doanh nghiệp 2017, Thủ tướng nhấn mạnh trước mắt chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh. Việc đề xuất tăng thuế VAT cần phân tích cụ thể, có lộ trình cụ thể và thông tin để lấy ý kiến người dân. “Phải rất thận trọng vì vấn đề này ảnh hưởng đến giá thành, giá bán và đời sống nhân dân”, Thủ tướng lưu ý.
Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, phòng chống thiên tai, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng 3,05% theo kế hoạch và phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu nông sản 35 tỷ USD, đánh dấu một kỷ lục cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà không hiệu quả; chấm dứt tình trạng phân bón giả, chất lượng kém tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được.
Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị tiến hành kiểm tra một số địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp để bám sát thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhanh các dự án công nghiệp tăng trưởng. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong đó có du lịch mà sơ suất một tháng không đạt chỉ tiêu sẽ khó đạt mốc 6,7% của năm 2017, Thủ tướng báo động và chỉ rõ, riêng lĩnh vực du lịch phải đạt 15-17 triệu khách trong năm nay.
Tập trung dập dịch bệnh, quản lý giá biệt dược
Tại Phiên họp, Thủ tướng giao Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp, đẩy nhanh việc dập dịch sốt xuất huyết, chân tay miệng.
Bộ Y tế phải khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu thuốc, nhanh chóng áp dụng tập trung đấu thầu thuốc, tránh việc giá thuốc tăng cao, không kiểm soát được, nhất là biệt dược. Liên quan đến vụ việc tại Công ty VN Pharma, Thủ tướng cho rằng đây cũng là dịp để chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thủ tướng tán thành ý kiến đề nghị thanh tra việc cấp phép về vấn đề nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế để làm rõ vấn đề này trả lời dư luận; đồng thời qua đó nâng cao trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị tốt điều kiện phục vụ khai giảng năm học mới 2017 - 2018, nhất là tại các vùng chịu thiệt hại do bão lũ vừa qua; không để xảy ra tình trạng lạm thu, đẩy giá vật dụng ngành giáo dục, hoặc tình trạng học sinh không đến trường vì không có tiền đóng học phí./.
Tuy nhiên, vấn đề được Thủ tướng đặc biệt quan tâm tại Phiên họp và chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung cho ý kiến và có các giải pháp thực thi trong từng bộ, ngành, địa phương mình, chính là việc thủ tục hành chính còn rất “nặng nề” với nhiều giấy phép con, giấy phép cháu, chi phí doanh nghiệp còn lớn đang cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Thủ tướng, thời gian qua, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,92% và CPI bình quân 8 tháng so với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 3,84%. Xuất khẩu tăng trưởng mạnh với 18% giúp nhập siêu 8 tháng có xu hướng giảm. Du lịch tiếp tục tăng trưởng mạnh, khách du lịch quốc tế đạt cao nhất từ trước đến nay với 1,23 triệu lượt trong tháng 8, đưa số khách quốc tế 8 tháng qua tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, ước đạt trên 23,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là trên 104.000 doanh nghiệp.
Lĩnh vực xã hội có nhiều điểm sáng, nhất là sự kiện tại SEA Games 29, đoàn Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn đoàn với 59 huy chương vàng, trong đó có nhiều môn thi đấu Olympic như điền kinh đạt thành tích cao. Thủ tướng biểu dương đội bóng đá nữ Việt Nam đạt huy chương vàng SEA Games lần thứ 5.
Đánh giá cao các bộ, ngành và một số địa phương, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có quyết tâm cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, cải cách hành chính nói chung và việc cắt giảm thủ tục hành chính mặc dù đã được tập trung giải quyết, nhưng ở nhiều bộ, ngàng, địa phương, ở nhiều khâu thủ tục hành chính còn rất rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi, nhưng thủ tục để đưa vào tiêu thụ, xuất khẩu càng phức tạp hơn. Có ý kiến nói rằng nuôi gà chỉ mất 40 ngày, nhưng thủ tục để tiêu thụ, xuất khẩu gà còn phức tạp và dài ngày hơn nuôi gà.”
Thủ tướng cũng nhận xét, vấn đề cải cách hành chính, thủ tục hành chính mặc dù đã được chỉ đạo làm quyết liệt nhưng mới giảm được một phần, còn nhiều ngành, đơn vị chưa chuyển biến.
“Các Bộ trưởng có ý kiến đề xuất giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn. Phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tạo không khí và niềm tin xã hội, góp phần tăng trưởng chung của cả hệ thống và nền kinh tế”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng gợi ý các thành viên Chính phủ cần quan tâm về tình hình chuẩn bị cho năm học mới, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng lũ; vấn đề môi trường; an toàn xã hội; vấn đề dịch bệnh - sốt xuất huyết.
Nhấn mạnh đến thời gian chỉ còn hai tháng nữa là diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, mặc dù một số bộ, nhất là Bộ Ngoại giao đã có sự chuẩn bị khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo công tác chuẩn bị và Chính phủ rà soát lại công việc để công tác chuẩn bị đạt yêu cầu cao nhất.
Tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong ngày 30-8, các thành viên Chính phủ đã thảo luận kỹ về các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2017; đồng thời cho ý kiến về một số kế hoạch, báo cáo quan trọng liên quan đến tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2017, dự toán năm 2018; dự thảo kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước ba năm 2018 - 2020; kế hoạch phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và các vấn đề an sinh, xã hội quan trọng khác nổi lên trong tháng Tám.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận Phiên họp với nhiều nội dung quan trọng cần triển khai thực hiện ngay trong tháng Chín và các tháng cuối năm 2017.
Quyết liệt thực hiện kế hoạch
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự cố gắng không mệt mỏi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch năm 2017, trong đó có tám chỉ tiêu phấn đấu vượt kế hoạch.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cảnh báo về khả năng kế hoạch sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra nếu trong tháng Chín và quý IV-2017, việc thực hiện các nhiệm vụ không sát sao. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát lại từng chỉ tiêu, phấn đấu quyết liệt thực hiện, không được chủ quan.
Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đánh giá tình hình, kết quả năm 2017 rõ ràng hơn; phân tích bối cảnh trong nước quốc tế, nhất là xem xét các mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu giải pháp cụ thể. Trong đó, phải chú trọng bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm tinh thần đổi mới nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Việc xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 2018 và ba năm 2018 - 2020 phải có cơ sở vững chắc.
Chống thất thoát, lãng phí
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, tiếp thu, rà soát các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo các cân đối lớn của tài chính. Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, chống lạm thu, khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần có chính sách chuyển mạnh số hộ từ thuế khoán sang kê khai thuế; tái cơ cấu ngân sách mạnh mẽ, tăng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, giảm mạnh chi thường xuyên, với nhiều hình thức tiết kiệm chi, đẩy mạnh khoán chi...
Thủ tướng gợi ý nghiên cứu ủng hộ phương án đặt mức bội chi ngân sách ở mức 3,7% GDP để có nguồn chi cho đầu tư phát triển.
Phải rà lại chi thường xuyên, hội họp, đi nước ngoài, tiếp khách để tiếp tục tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước dành cho các vùng khó khăn; đẩy mạnh chính sách tài khóa tiết kiệm theo tinh thần của Quốc hội, Thủ tướng chỉ đạo.
Yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện kế hoạch phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2018 để các cấp thẩm quyền phê duyệt công khai, minh bạch, Thủ tướng lưu ý phải bảo đảm việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tốt hơn, kịp thời hơn.
Khẳng định việc bám sát nguyên tắc “không có chính sách mới khi không có nguồn” là phù hợp, song, Thủ tướng cho rằng cần bố trí nguồn vốn đặc biệt để sử dụng cho những công việc đột xuất, cấp bách của đất nước trên tinh thần “đồng tiền, hạt gạo của Nhà nước sử dụng đúng mục đích, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực ở mọi cấp ngân sách”.
Liên quan đến nhiệm vụ chuẩn bị, xây dựng chính sách về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở y tế và các đề án khác để trình cơ quan chức năng báo cáo Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng nhấn mạnh về tinh thần là phải ổn định bộ máy, nhiệm vụ, kế hoạch phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII theo hướng cải cách bộ máy, giảm biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp công.
Dành vốn cho các công trình cấp bách
Giao nhiệm vụ cụ thể trong tháng Chín và các tháng còn lại của năm 2017, Thủ tướng yêu cầu “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành hiện đang còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một sân chơi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng cấp dưới chưa đồng hành. Một bộ phận còn hành doanh nghiệp thông qua các thủ tục”.
Thủ tướng chia sẻ việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh là vấn đề Chính phủ đang rất quan tâm hiện nay.
Nhằm khơi thông mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phấn đấu từ nay đến cuối năm tiếp tục giảm thêm 0,5% lãi suất cho vay bởi đây là giải pháp kích cầu quan trọng cho nền kinh tế. Cùng với việc áp dụng các biện pháp cần thiết để đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng 21% hoặc hơn; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn ODA, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một mặt phân bổ vốn theo Nghị quyết của Chính phủ kịp thời hơn, mặt khác tiến hành thanh tra công vụ đối với các đơn vị trực tiếp xử lý vốn đầu tư công để xác định trách nhiệm, tăng cường kỷ cương. “Kiên quyết cắt giảm để dành vốn cho các công trình cấp bách”.
Chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế
Nhắc đến một chủ đề đang gây bức xúc mạnh mẽ đối với người dân và doanh nghiệp tháng Tám là phí BOT, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải rà soát, đánh giá tổng mức đầu tư BOT, mức phí và thời gian thu phí; đồng thời kiến nghị các giải pháp cụ thể báo cáo Thủ tướng trong tháng Chín. “Kiên quyết không để vấn đề BOT tiếp tục gây bức xúc trong dư luận, khắc phục sớm tình trạng có tới 70 loại phí liên quan đến giao thông”, Thủ tướng nêu rõ.
Tiếp tục tinh thần năm giảm chi phí cho doanh nghiệp 2017, Thủ tướng nhấn mạnh trước mắt chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh. Việc đề xuất tăng thuế VAT cần phân tích cụ thể, có lộ trình cụ thể và thông tin để lấy ý kiến người dân. “Phải rất thận trọng vì vấn đề này ảnh hưởng đến giá thành, giá bán và đời sống nhân dân”, Thủ tướng lưu ý.
Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, phòng chống thiên tai, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng 3,05% theo kế hoạch và phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu nông sản 35 tỷ USD, đánh dấu một kỷ lục cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà không hiệu quả; chấm dứt tình trạng phân bón giả, chất lượng kém tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được.
Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị tiến hành kiểm tra một số địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp để bám sát thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhanh các dự án công nghiệp tăng trưởng. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong đó có du lịch mà sơ suất một tháng không đạt chỉ tiêu sẽ khó đạt mốc 6,7% của năm 2017, Thủ tướng báo động và chỉ rõ, riêng lĩnh vực du lịch phải đạt 15-17 triệu khách trong năm nay.
Tập trung dập dịch bệnh, quản lý giá biệt dược
Tại Phiên họp, Thủ tướng giao Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp, đẩy nhanh việc dập dịch sốt xuất huyết, chân tay miệng.
Bộ Y tế phải khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu thuốc, nhanh chóng áp dụng tập trung đấu thầu thuốc, tránh việc giá thuốc tăng cao, không kiểm soát được, nhất là biệt dược. Liên quan đến vụ việc tại Công ty VN Pharma, Thủ tướng cho rằng đây cũng là dịp để chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thủ tướng tán thành ý kiến đề nghị thanh tra việc cấp phép về vấn đề nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế để làm rõ vấn đề này trả lời dư luận; đồng thời qua đó nâng cao trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị tốt điều kiện phục vụ khai giảng năm học mới 2017 - 2018, nhất là tại các vùng chịu thiệt hại do bão lũ vừa qua; không để xảy ra tình trạng lạm thu, đẩy giá vật dụng ngành giáo dục, hoặc tình trạng học sinh không đến trường vì không có tiền đóng học phí./.
Lãnh đạo Nhà nước gửi thư mừng Quốc khánh Malaysia  (30/08/2017)
Chính phủ chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh, công khai vụ VN Pharma  (30/08/2017)
Khởi động Giải bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI năm 2017  (30/08/2017)
Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực các hoạt động gìn giữ hòa bình  (30/08/2017)
Quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (30/08/2017)
Văn phòng Chính phủ: Họp báo thường kỳ tháng 8-2017  (30/08/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay