Tổng Bí thư hội kiến với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi
Sáng 25-8, tại Phủ Tổng thống Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp riêng với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện thân mật, trao đổi thân tình về quan hệ Việt Nam - Myanmar, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD).
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng, Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ hữu nghị truyền thống rất đáng trân trọng, vượt qua không gian, thời gian, mối dây liên kết tinh thần và tình cảm giữa Tướng Aung San và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định trải qua những năm tháng đầy biến động của lịch sử, hai bên hoàn toàn tin tưởng vững chắc vào triển vọng tốt đẹp của mối quan hệ hai nước trên cơ sở những thành tựu hợp tác đạt được những năm qua; những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa; những tiềm năng to lớn có thể bổ sung cho nhau về thị trường, thương mại, đầu tư, nguồn nhân lực, tài nguyên phong phú và sự gần gũi về địa lý; và những chia sẻ lợi ích và nhận thức chung về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cho rằng, việc xây dựng và thúc đẩy quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ, với vị thế là hai đảng cầm quyền, sẽ tăng cường sự hiểu biết, tin cậy chính trị và là nền tảng chính trị cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước.
Sau cuộc gặp riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội kiến chung với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Myanmar, nhất là trong giai đoạn đất nước và nhân dân Myanmar bước vào thời kỳ phát triển mới và Chính phủ Liên bang đang tiến hành cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bày tỏ ngưỡng mộ tinh thần yêu chuộng hòa bình, cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc trước đây; Myanmar cần noi gương của Việt Nam về ý chí vươn lên, hướng về tương lai. Myanmar đang nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa giải dân tộc, duy trì hòa bình để phát triển.
Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy dân tộc Việt Nam đã vượt qua khó khăn và giành thắng lợi như thế nào; Myanmar cũng đang chứng minh cho thế giới thấy rằng Myanmar đang nỗ lực hòa giải dân tộc và vươn lên như thế nào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Myanmar tươi đẹp, thân thiện và giàu lòng mến khách; chân thành cảm ơn tình cảm và sự đón tiếp trọng thị của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhân dân Myanmar dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; bày tỏ ấn tượng sâu sắc khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Myanmar; đánh giá cao vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của cá nhân bà Cố vấn Nhà nước và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ; chúc mừng những thành tựu của Chính phủ Myanmar trong thực hiện cải cách mở cửa và hòa giải dân tộc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo với Cố vấn Nhà nước về kết quả hội đàm với Tổng thống Htin Kyaw, về việc hai bên nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới “Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện” và ký một số văn bản hợp tác nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên 5 trụ cột quan trọng, cả về chính trị, kinh tế - đầu tư, quốc phòng - an ninh, văn hóa giáo dục và các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Trong bầu không khí hữu nghị cởi mở, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi trao đổi sâu rộng về những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc hai nước chính thức thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện; nhấn mạnh đây là dấu mốc mới, tầm cao mới và động lực mới cho quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Bà Aung San Suu Kyi khẳng định Myanmar và Việt Nam thực sự là những người bạn tin cậy của nhau, những người bạn cùng chung cảnh ngộ. Myanmar mong được tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam và được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm của mình với Myanmar.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của Myanmar dành cho Việt Nam từ trước đến nay. Tổng Bí thư mong hai bên sẽ tiếp tục phối hợp để thực hiện tốt các thỏa thuận để xây dựng hai nước cùng phát triển vững mạnh; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng Myanmar là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội để tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác toàn diện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi nhất trí hai bên cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế, trong đó duy trì đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo khẳng định hòa bình, ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông không chỉ là lợi ích liên quan đến các nước có tranh chấp, mà còn là lợi ích chung của cả khu vực và thế giới; ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm ký Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời bà Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sớm sang thăm Việt Nam. Bà Aung San Suu Kyi chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.
Thủ tướng ký phát hành Bộ tem đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (25/08/2017)
Tích tụ và tập trung đất đai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại  (25/08/2017)
APEC 2017: Cuộc họp cao cấp y tế-kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng  (24/08/2017)
Hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Australia  (24/08/2017)
Chủ tịch Cuba gửi điện thăm hỏi tình hình mưa lũ ở Việt Nam  (24/08/2017)
Mối quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO đang ngày càng phát triển tốt đẹp  (24/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên