Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại thành phố Cần Thơ
TCCSĐT - Từ ngày 18 đến 25-8-2017, tại thành phố Cần Thơ diễn ra chuỗi sự kiện của Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Năm APEC 2017 (Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017). Chuỗi sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ và Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức.
Theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và giảm đói nghèo vẫn đang gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) ước tính, hiện nay trên thế giới vẫn còn gần 800 triệu người thiếu đói và hơn 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, lâm vào tình trạng chậm phát triển. Trong khi đó, tình trạng đất nông nghiệp suy giảm cả về diện tích lẫn độ phì nhiêu, nguồn nước cho nông nghiệp trở nên khan hiếm hơn và đặc biệt là tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt là những thách thức lớn đối với việc bảo đảm an ninh lương thực cho khoảng 7,5 tỷ người trên thế giới. Thực tế cho thấy, không thể đưa ra các giải pháp đơn lẻ để xử lý vấn đề này mà đòi hỏi phải có các giải pháp tổng thể giữa chiến lược phát triển nông nghiệp song hành với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
APEC là khu vực có sản lượng sản xuất nông nghiệp lớn và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, với phạm vi địa lý rộng lớn, dân số khoảng 2,8 tỷ người (khoảng 40% dân số thế giới) và chiếm 57% GDP của thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực, công nghệ và thị trường đang tạo ra các rào cản đối với việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất vùng như vậy. Để vượt qua các rào cản đó, phát triển nông nghiệp bền vững tập trung vào nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý thất thoát lương thực, thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là mối quan tâm chung, là trọng điểm và cần được tăng cường hợp tác sâu rộng của các nền kinh tế thành viên APEC. Vì thế, các chương trình nghị sự cấp cao của APEC 2017 tại Cần Thơ tập trung đề cập tới vấn đề an ninh lương thực, nhằm góp phần vào hiện thực hóa các ưu tiên của APEC về bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam nói chung và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng trong APEC.
Dự kiến, trong thời gian diễn ra chuỗi sự kiện Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại Cần Thơ sẽ có gần 1.500 lượt đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, quan chức cao cấp, nhà hoạch định chính sách, và khối doanh nghiệp tham dự các sự kiện tại Cần Thơ. Chủ tịch Ban Thư ký APEC, Phó Tổng giám đốc FAO kiêm trưởng đại diện FAO châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo cấp Bộ trưởng các thành viên APEC sẽ tham dự Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các sự kiện chính sẽ diễn ra trong Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại Cần Thơ gồm có: Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đối thoại giữa các Bộ trưởng và các CEO về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cường sản xuất lương thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững; Cuộc họp thường niên của các nhóm Công tác APEC về: Chính sách An ninh lương thực (PPFS), Đại dương và Nghề cá (OFWG), Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB), Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) và cuộc họp chung của các nhóm; các Hội thảo kỹ thuật chuyên đề về: Biến đổi khí hậu liên quan đến nông nghiệp, Giống cây trồng trong khuôn khổ phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp, Giảm thất thoát lương thực cho hệ thống lương thực APEC bền vững, Phát triển nông thôn, Sáng kiến nông nghiệp thông minh vì tăng trưởng bền vững, Chuỗi giá trị lương thực - thực phẩm và thúc đẩy phát triển nông thôn - thành thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Diễn đàn nông nghiệp APEC về khởi nghiệp và sáng tạo; Triển lãm APEC về sản phẩm lương thực và công nghệ mới trong nông nghiệp;…
Kết thúc Tuần lễ APEC tại Cần Thơ, dự kiến sẽ có 3 tài liệu quan trọng được thông qua, gồm: 1. Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; 2. Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng; 3. Tuyên bố Cần Thơ về Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong ngày khai mạc chuỗi sự kiện Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại Cần Thơ, 18-8, đã diễn ra 03 cuộc hội thảo với các chủ đề: “Xây dựng hệ thống thực phẩm nông nghiệp thích ứng từ sản xuất đến tiêu dùng - các cách tiếp cận đa ngành đối với an ninh lương thực bền vững bằng cách sử dụng thông tin về khí hậu, “Thách thức với an ninh lương thực và an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu khu vực APEC”, “Công nghệ sinh học nông nghiệp trong thời kỳ kỷ nguyên số”./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa X  (18/08/2017)
Vietcombank ủng hộ 3,4 tỷ đồng giúp đồng bào Tây Bắc khắc phục khó khăn sau lũ  (18/08/2017)
Vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy đã được nghiên cứu kỹ  (18/08/2017)
Về hệ thống khái niệm cơ bản trong nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay  (18/08/2017)
Bổ sung Dự án Cao tốc Bắc Nam và Dự án Mở rộng Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất vào danh mục các công trình, dự án trọng điểm  (18/08/2017)
Năm mươi năm mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Cam-pu-chia  (18/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay