Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường chống dịch sốt xuất huyết
23:15, ngày 12-08-2017
Ngày 12-8-2017, toàn thành phố Hà Nội đã ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng bọ gậy phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2016 và đã ghi nhận 7 trường hợp tử vong.
Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn phường Quang Trung, quận Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết được các địa phương thực hiện nghiêm túc: vận động nhân dân vệ sinh môi trường phong quang sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, đậy lu chứa nước tránh để môi trường cho muỗi sinh sản; tuyên truyền đến từng hộ dân phòng chống sốt xuất huyết, che đậy dụng cụ chứa nước, không cho muỗi sinh sản; phun thuốc diệt muỗi tại các ổ dịch và người nhiễm sốt xuất huyết.
Để việc phun thuốc có hiệu quả, thành phố đang chỉ đạo phun thuốc có trọng tâm, trọng điểm. Một số quận, huyện có quy mô số người mắc sốt xuất huyết lớn sẽ phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng, từ trong nhà ra ngoài đường. Đặc biệt vào thời kỳ cao điểm dịch, trong tháng 9, thành phố sẽ tập trung vệ sinh môi trường, triển khai các đợt diệt bọ gậy tại các gia đình.
Từ nay đến ngày 17-8, toàn thành phố sẽ thực hiện diệt xong bọ gậy tại các gia đình, sau đó triển khai 2 đợt tiếp theo. Đồng thời tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử phạt đối với đơn vị, cá nhân không thực hiện vệ sinh môi trường, phòng bệnh sốt xuất huyết.
Kiểm tra tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, cơ số thuốc và lực lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu điều trị, tổ chức phân luồng và tiếp nhận bệnh nhân, điều trị theo phác đồ; chủ động phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt vệ sinh môi trường, diệt loăng quoăng, bọ gậy. Bệnh viện Hà Đông có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và điều trị do đó phải làm tốt công tác phòng dịch, nếu không đây sẽ là nguồn lây lan dịch bệnh.
Đề nghị Sở Y tế tạo điều kiện cho các bệnh viện, rà soát, bổ sung hệ thống thiết bị, nhất là thiết bị xét nghiệm để trả nhanh kết quả cho bệnh nhân; đảm bảo kinh phí cho phòng bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
Quận Hà Đông là địa bàn có số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết cao thứ 5 của thành phố Hà Nội, sau các đơn vị Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận đã có 938 ca sốt xuất huyết, 171 ổ dịch. Hiện nay chỉ còn 96 ca đang được điều trị tại các bệnh viện, các bệnh nhân còn lại đã được điều trị khỏi, không có bệnh nhân tử vong.
Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, quận Hà Đông đã triển khai nhiều biện pháp phòng dịch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân; huy động các lực lượng cùng tham gia diệt bọ gậy; tổ chức 1134 đội xung kích diệt bọ gậy và hàng trăm tổ giám sát phòng chống dịch. Các phường huy động nguồn xã hội hóa tăng cường máy phun thuốc muỗi và hướng dẫn cách phun đúng kỹ thuật; kiểm tra phòng chống dịch, cho xử lý dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại hàng nghìn lượt hộ, tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi trên diện rộng, đặc biệt khu vực nguy cơ cao.
Do số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đông từ đầu vụ dịch đến nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận 2593 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú. Bệnh viện đã tổ chức tiếp đón, sàng lọc bệnh nhân, bố trí tăng thêm giường bệnh. Đối với bệnh nhân nặng được điều trị nội trú tại bệnh viện, chỉ có 10 bệnh nhân nhẹ được chuyển xuống tuyến dưới hoặc điều trị ngoại trú tại nhà.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, cùng với việc tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng dịch sốt xuất huyết, thời gian tới, Sở Y tế cũng sẽ kiểm tra việc phân loại bệnh nhân ở các bệnh viện, trong đó bệnh nhân nặng sẽ điều trị tại các bệnh viện còn bệnh nhân nhẹ điều trị ở trạm y tế, tránh để xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện, gây khó khăn trong việc giám sát nguồn lây.
Các năm trước, trung bình,mỗi năm ở Hà Nội chỉ có từ 5.000 đến 6.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chỉ riêng năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; hay gần 15,5 ngàn ca vào năm 2015. Năm nay chưa vào đỉnh dịch chính số ca mắc đã lên đến gần 13 nghìn trường hợp, 7 ca tử vong.
Từ ngày 14-8 cho đến hết tháng 8, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội sẽ tập trung phun hóa chất tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và một số phường thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm. Lộ trình phun sẽ đi từ vùng lõi trung tâm dịch ra vùng ngoài. Các Trung tâm Y tế huy động 15-20 máy phun/phường để phun ban ngày, còn phun hóa chất bằng ô tô sẽ thực hiện vào ban đêm từ 01-05 giờ sáng./.
Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn phường Quang Trung, quận Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết được các địa phương thực hiện nghiêm túc: vận động nhân dân vệ sinh môi trường phong quang sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, đậy lu chứa nước tránh để môi trường cho muỗi sinh sản; tuyên truyền đến từng hộ dân phòng chống sốt xuất huyết, che đậy dụng cụ chứa nước, không cho muỗi sinh sản; phun thuốc diệt muỗi tại các ổ dịch và người nhiễm sốt xuất huyết.
Để việc phun thuốc có hiệu quả, thành phố đang chỉ đạo phun thuốc có trọng tâm, trọng điểm. Một số quận, huyện có quy mô số người mắc sốt xuất huyết lớn sẽ phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng, từ trong nhà ra ngoài đường. Đặc biệt vào thời kỳ cao điểm dịch, trong tháng 9, thành phố sẽ tập trung vệ sinh môi trường, triển khai các đợt diệt bọ gậy tại các gia đình.
Từ nay đến ngày 17-8, toàn thành phố sẽ thực hiện diệt xong bọ gậy tại các gia đình, sau đó triển khai 2 đợt tiếp theo. Đồng thời tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử phạt đối với đơn vị, cá nhân không thực hiện vệ sinh môi trường, phòng bệnh sốt xuất huyết.
Kiểm tra tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, cơ số thuốc và lực lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu điều trị, tổ chức phân luồng và tiếp nhận bệnh nhân, điều trị theo phác đồ; chủ động phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt vệ sinh môi trường, diệt loăng quoăng, bọ gậy. Bệnh viện Hà Đông có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và điều trị do đó phải làm tốt công tác phòng dịch, nếu không đây sẽ là nguồn lây lan dịch bệnh.
Đề nghị Sở Y tế tạo điều kiện cho các bệnh viện, rà soát, bổ sung hệ thống thiết bị, nhất là thiết bị xét nghiệm để trả nhanh kết quả cho bệnh nhân; đảm bảo kinh phí cho phòng bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
Quận Hà Đông là địa bàn có số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết cao thứ 5 của thành phố Hà Nội, sau các đơn vị Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận đã có 938 ca sốt xuất huyết, 171 ổ dịch. Hiện nay chỉ còn 96 ca đang được điều trị tại các bệnh viện, các bệnh nhân còn lại đã được điều trị khỏi, không có bệnh nhân tử vong.
Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, quận Hà Đông đã triển khai nhiều biện pháp phòng dịch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân; huy động các lực lượng cùng tham gia diệt bọ gậy; tổ chức 1134 đội xung kích diệt bọ gậy và hàng trăm tổ giám sát phòng chống dịch. Các phường huy động nguồn xã hội hóa tăng cường máy phun thuốc muỗi và hướng dẫn cách phun đúng kỹ thuật; kiểm tra phòng chống dịch, cho xử lý dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại hàng nghìn lượt hộ, tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi trên diện rộng, đặc biệt khu vực nguy cơ cao.
Do số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đông từ đầu vụ dịch đến nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận 2593 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú. Bệnh viện đã tổ chức tiếp đón, sàng lọc bệnh nhân, bố trí tăng thêm giường bệnh. Đối với bệnh nhân nặng được điều trị nội trú tại bệnh viện, chỉ có 10 bệnh nhân nhẹ được chuyển xuống tuyến dưới hoặc điều trị ngoại trú tại nhà.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, cùng với việc tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng dịch sốt xuất huyết, thời gian tới, Sở Y tế cũng sẽ kiểm tra việc phân loại bệnh nhân ở các bệnh viện, trong đó bệnh nhân nặng sẽ điều trị tại các bệnh viện còn bệnh nhân nhẹ điều trị ở trạm y tế, tránh để xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện, gây khó khăn trong việc giám sát nguồn lây.
Các năm trước, trung bình,mỗi năm ở Hà Nội chỉ có từ 5.000 đến 6.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chỉ riêng năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; hay gần 15,5 ngàn ca vào năm 2015. Năm nay chưa vào đỉnh dịch chính số ca mắc đã lên đến gần 13 nghìn trường hợp, 7 ca tử vong.
Từ ngày 14-8 cho đến hết tháng 8, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội sẽ tập trung phun hóa chất tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và một số phường thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm. Lộ trình phun sẽ đi từ vùng lõi trung tâm dịch ra vùng ngoài. Các Trung tâm Y tế huy động 15-20 máy phun/phường để phun ban ngày, còn phun hóa chất bằng ô tô sẽ thực hiện vào ban đêm từ 01-05 giờ sáng./.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa  (12/08/2017)
Thủ tướng Lào gửi điện thăm hỏi tình hình mưa lũ tại Việt Nam  (12/08/2017)
Thủ tướng: Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong quản lý điều hành  (12/08/2017)
ASEAN đóng góp lớn cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á  (11/08/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Trung Phi  (11/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên