Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học
Hơn 300 đại biểu là lãnh đạo, nhà khoa học, giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, Viện nghiên cứu, các bộ, ngành, các doanh nghiệp quan tâm tới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã tham dự hội nghị. Hội nghị nhằm mục đích tìm các giải pháp khả thi để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với thực tế trước mắt cũng như yêu cầu lâu dài về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Tại Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2017-2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai trụ cột của các trường đại học. Thực trạng hiện nay, các trường đại học của Việt Nam đang tập trung cho đào tạo, chỉ có vài trường đại học triển khai tốt hoạt động nghiên cứu khoa học, còn lại phần lớn hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường còn “mờ nhạt”. Các trường đại học tại Việt Nam đang tập trung đào tạo vì đào tạo tạo ra nguồn kinh phí để giải quyết các vấn đề trước mắt. Nhưng nghiên cứu khoa học mới là hướng đi để các trường đại học tập trung phát triển, từ đó xây dựng được danh tiếng, khẳng định được chất lượng của trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Chỉ có đầu tư cho nghiên cứu khoa học, các trường đại học mới có thể nâng tầm nhà trường, đào tạo ra sinh viên giỏi, thu hút được giáo sư tốt, nhà khoa học giỏi và phát triển trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường”.
Theo đánh giá tổng kết công tác khoa học công nghệ năm 2016: Hoạt động khoa học công nghệ của toàn ngành khoa học và công nghệ nói chung và của các trường đại học nói riêng đã tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, cho các ngành, các lĩnh vực trọng điểm của đất nước. Hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, vấn đề thương mại hóa sản phẩm và chuyển giao khoa học công nghệ đã được quan tâm; đặc biệt nhóm các trường đại học kỹ thuật công nghệ (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng...) là nhóm các trường có dòng sản phẩm khoa học công nghệ vượt trội. Điểm mạnh của các hoạt động khoa học công nghệ của ngành giáo dục là các nghiên cứu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - y. Ngoài ra, hoạt động chuyển giao tri thức nói chung, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của các trường đại học đã thu hút đầu tư của nhà nước với tổng mức bình quân 1.063,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao so với sự thu hút đầu tư của các tổ chức khoa học công nghệ trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao những hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học đã góp phần cho sự phát triển đất nước. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ của các nhà khoa học và sự vươn lên của các cơ sở giáo dục đại học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của toàn ngành khoa học công nghệ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học, góp phần tích cực hơn nữa vào sự phát triển của nhà nước, các giải pháp cần được tập trung giải quyết gồm 3 nhóm: cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng và hợp tác.
Trong “Báo cáo kết quả khảo sát về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011-2016 và kiến nghị”, nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu một số giải pháp để tháo gỡ các nút thắt từ cơ chế của chính sách cũng như từ chính hoạt động hiện tại của các trường. Đối với Chính phủ, các nhà nghiên cứu cho rằng cần thực hiện các giải pháp hạ tầng, liên quan đế quy hoạch đầu tư liên ngành, thành lập các công viên khoa học để kết nối các trường đại học với các khu công nghệ cao.
Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần đầu tư phát triển một số đại học 4.0, là những đơn vị giáo dục mang tư tưởng dẫn dắt để tổ chức nghiên cứu và đào tạo một số ngành nghề mới, lĩnh vực mới gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ cần thay đổi phương thức tổ chức các nhiệm vụ khoa học công nghệ, thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách khoa học công nghệ theo mô hình quỹ và mô hình đối tác công ty, qua đó thay đổi chính sách hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học... Còn Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường hỗ trợ các trường đại học, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập, tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho nghiên cứu sinh và sau tiến sỹ để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đối với các ngành khoa học cơ bản... Các trường đại học cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ gắn với kết với doanh nghiệp để tự chủ đại học dựa vào khoa học công nghệ./.
Tăng cường phòng, chống tội phạm mua bán người  (30/07/2017)
Mở thêm cơ hội hợp tác kinh tế với Indonesia, Australia, New Zealand  (30/07/2017)
Cứu hai thuyền viên người Philippines và Malaysia bị nạn trên biển  (29/07/2017)
Bộ trưởng Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh  (29/07/2017)
Hành trình Đỏ thu hút hơn 34.000 người tham gia hiến máu  (29/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên