Phó Chủ tịch nước Lào Phankham Viphavanh thăm tỉnh Hòa Bình
21:19, ngày 19-07-2017
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05-9-1962 - 05-9-2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977 - 18-7-2017), ngày 19-7, Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Phankham Viphavanh làm Trưởng đoàn đã tới thăm tỉnh Hòa Bình.
Tại buổi gặp gỡ, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Phankham Viphavanh đánh giá cao sự phát triển cũng như những thành tích to lớn mà tỉnh Hòa Bình đã đạt được, đó là kết quả đáng tự hào của lãnh đạo các cấp, nỗ lực của nhân dân trong tỉnh; đồng thời ghi nhận và cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ, nhân dân tỉnh Hòa Bình thời gian qua, đã hỗ trợ các tỉnh Bắc Lào trong xây dựng trường học, bệnh viện cũng như nhiều cơ sở vật chất khác.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào mong muốn học tập kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đưa các địa phương hai bên cùng phát triển; mối quan hệ hai nước ngày càng được củng cố vững chắc.
Phó Chủ tịch nước thể hiện nhất trí cao trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ khu di tích lịch sử nơi diễn ra sự kiện quan trọng - Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho biết sẽ chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng và các bộ, ngành liên quan của Lào cung cấp thông tin, tư liệu cho tỉnh Hòa Bình về đất nước Lào và quan hệ giữa Lào với tỉnh Hòa Bình.
Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, đã giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, những tiềm năng, lợi thế và kết quả nổi bật nhằm nâng cao đời sống cho người dân trong những năm gần đây.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị sâu sắc, gắn bó giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và các tỉnh của Lào với Hòa Bình nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động kết nối, giao lưu với nước bạn như hỗ trợ tỉnh Huaphanh (Lào) xây dựng trường học, bệnh viện...
Nhân dịp này, Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tới thăm Khu di tích lịch sử Quốc gia nơi diễn ra Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (trong khuôn viên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình) và ghi lưu bút vào sổ vàng truyền thống. Khu di tích được tôn tạo có chiều rộng khoảng 20m, chiều dài 40m trên nền nhà cũ, nơi diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào. Trên tấm bia đá có khắc dòng chữ: "Nơi đây, tháng 12 năm 1971 đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào)” bằng 2 thứ tiếng Việt Nam và Lào.
Trong những năm qua, Khu di tích đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước; vun đắp tình hữu nghị, thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.
Ngày 25-12-2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã xếp hạng Khu di tích “Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào” là di tích cấp quốc gia./.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào mong muốn học tập kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đưa các địa phương hai bên cùng phát triển; mối quan hệ hai nước ngày càng được củng cố vững chắc.
Phó Chủ tịch nước thể hiện nhất trí cao trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ khu di tích lịch sử nơi diễn ra sự kiện quan trọng - Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho biết sẽ chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng và các bộ, ngành liên quan của Lào cung cấp thông tin, tư liệu cho tỉnh Hòa Bình về đất nước Lào và quan hệ giữa Lào với tỉnh Hòa Bình.
Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, đã giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, những tiềm năng, lợi thế và kết quả nổi bật nhằm nâng cao đời sống cho người dân trong những năm gần đây.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị sâu sắc, gắn bó giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và các tỉnh của Lào với Hòa Bình nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động kết nối, giao lưu với nước bạn như hỗ trợ tỉnh Huaphanh (Lào) xây dựng trường học, bệnh viện...
Nhân dịp này, Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tới thăm Khu di tích lịch sử Quốc gia nơi diễn ra Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (trong khuôn viên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình) và ghi lưu bút vào sổ vàng truyền thống. Khu di tích được tôn tạo có chiều rộng khoảng 20m, chiều dài 40m trên nền nhà cũ, nơi diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào. Trên tấm bia đá có khắc dòng chữ: "Nơi đây, tháng 12 năm 1971 đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào)” bằng 2 thứ tiếng Việt Nam và Lào.
Trong những năm qua, Khu di tích đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước; vun đắp tình hữu nghị, thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.
Ngày 25-12-2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã xếp hạng Khu di tích “Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào” là di tích cấp quốc gia./.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Indonesia  (19/07/2017)
Thông xe vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia  (19/07/2017)
Kiểm tra việc xử lý các vụ án tham nhũng, nghiêm trọng tại Lai Châu  (19/07/2017)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công  (19/07/2017)
Trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội  (19/07/2017)
Việt Nam - Campuchia vun đắp mối quan hệ ổn định, bền vững  (19/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên