Huy động sức mạnh của xã hội để chăm lo cho gia đình chính sách
22:02, ngày 23-06-2017
TCCSĐT - Chiều 23-6, phát biểu tại buổi gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp Đoàn đang có chuyến đi về nguồn, thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Bác, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm ghi nhớ công ơn của các Mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sỹ, thương binh, gia đình người có công.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ xúc động được gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng vào thời điểm cả nước đang hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2017).
Phó Thủ tướng cho rằng, để đất nước có được như ngày hôm nay, có sự đóng góp hy sinh của nhiều thế hệ, của các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công. Hiện cả nước có trên 9 triệu người có công với cách mạng được giải quyết chế độ chính sách, nhưng vẫn còn nhiều người chưa được hưởng chế độ, nhiều nạn nhân chất độc da cam cần được giúp đỡ.
Phó Thủ tướng cho biết, nhiều chính sách với người có công như trợ cấp hằng tháng, sửa chữa, xây mới nhà ở, phục hồi sức khỏe, mua bảo hiểm y tế… đã được thực hiện nhằm bù đắp phần nào sự hy sinh mất mát của các gia đình người có công. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dù có làm bao nhiêu cũng không đền đáp được công ơn của các thế hệ đi trước, của biết bao gia đình đã có đóng góp cho các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vì nền độc lập của đất nước.
Cả hệ thống chính trị phải nhận thức cho đúng và thực hiện các chế độ, chính sách đúng quy định, đồng thời, bằng nhiều hình thức khác, huy động sức mạnh của xã hội, của tổ chức đoàn thể, người hảo tâm để chăm lo cho các gia đình chính sách, thể hiện tấm lòng tôn kính với các thế hệ đã cống hiến hy sinh vì độc lập nước nhà, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền Quận 3 trong việc chăm lo cho các gia đình người có công, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương phát huy, làm tốt hơn nữa công tác đầy ý nghĩa này. Không chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương, Quận 3 cần chủ động huy động ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng mong muốn người có công và các gia đình người có công Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống cách mạng, luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, là chỗ dựa góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Theo bà Vũ Thị Mỹ Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 3, hiện nay Quận đang quản lý 1.932 người có công và thân nhân người có công với ngân sách chi trả hằng tháng trên 2,7 tỷ đồng, bao gồm 56 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (7 Mẹ còn sống được nhận phụng dưỡng suốt đời); 48 cán bộ lão thành cách mạng, 69 cán bộ tiền khởi nghĩa, 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1.054 liệt sỹ, 715 thương bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, 289 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 247 người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.
Đến nay, 100% người có công và thân nhân người có công đều có mức sống bằng và cao hơn mức trung bình trên địa bàn Quận, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định. 5 năm qua, Quỹ đền ơn đáp nghĩa của Quận đã chi hỗ trợ khó khăn cho 127 trường hợp người có công và thân nhân người có công với số tiền 674,5 triệu đồng, chi hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 48 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí gần 1,29 tỷ đồng.
** Cùng ngày, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà đầu tư đang triển khai các dự án BOT, các ngân hàng thương mại và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng và các địa phương đã chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời, nâng cao năng lực sức cạnh tranh của vùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Hệ thống đường không, đường thủy và đường bộ đều đã được quy hoạch, phát triển đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong vùng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của vùng có phát triển nhưng còn chậm nên cần tập trung đầu tư mới cũng như nâng cấp hệ thống giao thông để bảo đảm giao thông thông suốt cả vùng với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án ưu tiên còn chậm, không đạt yêu cầu thực tiễn gây bức xúc tại các địa phương, trong đó có nút thắt lớn nhất là đoạn cao tốc Cần Thơ-Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 60... Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng thì có hạn nên các địa phương cần chia sẻ với khó khăn chung của Chính phủ.
Cũng do khó khăn về nguồn vốn mà hiện nay toàn vùng đang triển khai dở dang 26 dự án với tổng nguồn vốn 88.000 tỷ đồng nhưng mới chỉ huy động được khoảng 20.000 tỷ đồng từ ngân sách, tương đương với 30%, trong khi không thể vay nhiều hơn từ vốn nước ngoài vì sẽ vượt trần nợ công.
Ngoài ra, các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng như: giá, lãi suất, công tác đấu thầu, nguồn nguyên liệu khan hiếm (như cát nền)... cũng đang làm ảnh hưởng, gây chậm tiến độ triển khai các dự án, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cần được các bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, chỉnh sửa...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý, vấn đề hiện nay là phải tháo gỡ khó khăn để có lộ trình thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng nguồn lực tài chính nên cần phân thứ tự dự án ưu tiên phải làm.
Trước hết, phải giải quyết các nút thắt giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long, đòi hỏi có sự vào cuộc của các địa phương, bộ, ngành và sự quan tâm của Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ từ nay đến năm 2020 phải tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, nút thắt đầu tiên đó là đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Thơ) bao gồm dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng vốn khoảng 9.000 tỷ đồng và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ có tổng vốn gần 7.000 tỷ đồng.
Đây là 2 dự án trọng điểm quyết định tháo nút thắt kết nối giao thông đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của vùng. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn để sớm triển khai dự án BOT này.
Đối với tuyến Trung Lương-Mỹ Thuận hiện nay đang giải phóng mặt bằng được 50% kế hoạch và phải được hoàn thành trong năm 2019 và đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Tuyến Mỹ Thuận-Cần Thơ cần sớm làm thủ tục đấu thầu nhưng trước tiên cần phải rà soát lại giá cả để sớm bổ sung. Trong đấu thầu cần hết sức minh bạch để chọn nhà đầu tư có năng lực đáp ứng hiệu quả đầu tư vì lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong vùng; trong đó, nhà nước đầu tư một phần ngân sách để giảm thời gian thu phí.
Ngoài 2 dự án quan trọng trên, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tập trung triển khai tuyến N2 đoạn Vàm Cống-Cao Lãnh phải xong vào cuối năm nay, đoạn Vàm Cống-Kiên Giang cần phải làm xong trong năm 2018.
Cùng với đó, là kết nối các tuyến đường nối trong khu vực như tuyến Vàm Cống-Long Xuyên, kết nối tuyến N2 với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ và Quốc lộ 1, tuyến N2 với N1.
Ngoài ra, cũng cần tập trung đầu tư tuyến nối từ Cà Mau-Sóc Trăng-Trà Vinh-Bến Tre-Tiền Giang nhằm rút ngắn thời gian đi lại của 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với khoảng đường trên 70km từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh theo tuyến này và quan tâm đầu tư cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2...
Bộ Giao thông Vận tải cần sớm nghiên cứu, đề xuất trong gói trái phiếu Chính phủ dành cho các công trình quan trọng Quốc gia để đầu tư 2 cầu nói trên (một nửa từ vốn ngân sách và một nửa vốn BOT) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Giao thông tổng hợp các yêu cầu về các nút thắt giao thông của các địa phương, đặc biệt là các tuyến kết nối để báo cáo với Chính phủ để Chính phủ có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư dài hạn.
Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, địa phương huy động vốn đầu tư nạo vét các cửa sông, cửa biển, luồng lạch giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa, có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, các quy định pháp luật, như Bộ Kế hoạch-Đầu tư đề xuất những vấn đề cần sửa đổi về Luật Đầu tư công làm ảnh hưởng đến thời gian dự án, sớm sửa Nghị định 15 và Nghị định 30. Bộ Tài Chính sớm sửa Thông tư 55 liên quan đến lãi suất và Thông tư 44 liên quan đến khung giá...
Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã báo cáo tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. Nhiều ý kiến đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ trong việc đầu tư các dự án giao thông, góp phần giúp địa phương đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên so với nhu cầu, việc đầu tư các dự án giao thông trọng điểm cho vùng hiện nay còn chậm, gây cản trở quá trình phát triển của vùng nhất là tuyến cao tốc Cần Thơ-Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 60, Quốc lộ 80 và nhiều tuyến đường, kết cấu hạ tầng của các địa phương.
Các địa phương, doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách như: lãi suất đầu tư cho các công trình còn cao, thời gian tham gia thực hiện đấu thầu quá lâu, nguồn vốn đầu tư các dự án khó khăn, tình hình giá cát xây lấp đang khan hiến... Các ý kiến trên đã được các bộ, ngành và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời và tháo gỡ, giải quyết ngay trong cuộc họp.
Trước đó, ngày 22-6, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu cùng với các bộ, ngành và địa phương đã tiến hành khảo sát thực tế tại điểm xây dựng cầu Đại Ngãi, tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, dự án cầu Vàm Cống, dự án cầu Cao Lãnh... thuộc địa bàn các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp./.
Phó Thủ tướng cho rằng, để đất nước có được như ngày hôm nay, có sự đóng góp hy sinh của nhiều thế hệ, của các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công. Hiện cả nước có trên 9 triệu người có công với cách mạng được giải quyết chế độ chính sách, nhưng vẫn còn nhiều người chưa được hưởng chế độ, nhiều nạn nhân chất độc da cam cần được giúp đỡ.
Phó Thủ tướng cho biết, nhiều chính sách với người có công như trợ cấp hằng tháng, sửa chữa, xây mới nhà ở, phục hồi sức khỏe, mua bảo hiểm y tế… đã được thực hiện nhằm bù đắp phần nào sự hy sinh mất mát của các gia đình người có công. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dù có làm bao nhiêu cũng không đền đáp được công ơn của các thế hệ đi trước, của biết bao gia đình đã có đóng góp cho các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vì nền độc lập của đất nước.
Cả hệ thống chính trị phải nhận thức cho đúng và thực hiện các chế độ, chính sách đúng quy định, đồng thời, bằng nhiều hình thức khác, huy động sức mạnh của xã hội, của tổ chức đoàn thể, người hảo tâm để chăm lo cho các gia đình chính sách, thể hiện tấm lòng tôn kính với các thế hệ đã cống hiến hy sinh vì độc lập nước nhà, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền Quận 3 trong việc chăm lo cho các gia đình người có công, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương phát huy, làm tốt hơn nữa công tác đầy ý nghĩa này. Không chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương, Quận 3 cần chủ động huy động ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng mong muốn người có công và các gia đình người có công Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống cách mạng, luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, là chỗ dựa góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Theo bà Vũ Thị Mỹ Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 3, hiện nay Quận đang quản lý 1.932 người có công và thân nhân người có công với ngân sách chi trả hằng tháng trên 2,7 tỷ đồng, bao gồm 56 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (7 Mẹ còn sống được nhận phụng dưỡng suốt đời); 48 cán bộ lão thành cách mạng, 69 cán bộ tiền khởi nghĩa, 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1.054 liệt sỹ, 715 thương bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, 289 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 247 người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.
Đến nay, 100% người có công và thân nhân người có công đều có mức sống bằng và cao hơn mức trung bình trên địa bàn Quận, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định. 5 năm qua, Quỹ đền ơn đáp nghĩa của Quận đã chi hỗ trợ khó khăn cho 127 trường hợp người có công và thân nhân người có công với số tiền 674,5 triệu đồng, chi hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 48 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí gần 1,29 tỷ đồng.
** Cùng ngày, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà đầu tư đang triển khai các dự án BOT, các ngân hàng thương mại và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng và các địa phương đã chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời, nâng cao năng lực sức cạnh tranh của vùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Hệ thống đường không, đường thủy và đường bộ đều đã được quy hoạch, phát triển đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong vùng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của vùng có phát triển nhưng còn chậm nên cần tập trung đầu tư mới cũng như nâng cấp hệ thống giao thông để bảo đảm giao thông thông suốt cả vùng với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án ưu tiên còn chậm, không đạt yêu cầu thực tiễn gây bức xúc tại các địa phương, trong đó có nút thắt lớn nhất là đoạn cao tốc Cần Thơ-Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 60... Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng thì có hạn nên các địa phương cần chia sẻ với khó khăn chung của Chính phủ.
Cũng do khó khăn về nguồn vốn mà hiện nay toàn vùng đang triển khai dở dang 26 dự án với tổng nguồn vốn 88.000 tỷ đồng nhưng mới chỉ huy động được khoảng 20.000 tỷ đồng từ ngân sách, tương đương với 30%, trong khi không thể vay nhiều hơn từ vốn nước ngoài vì sẽ vượt trần nợ công.
Ngoài ra, các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng như: giá, lãi suất, công tác đấu thầu, nguồn nguyên liệu khan hiếm (như cát nền)... cũng đang làm ảnh hưởng, gây chậm tiến độ triển khai các dự án, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cần được các bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, chỉnh sửa...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý, vấn đề hiện nay là phải tháo gỡ khó khăn để có lộ trình thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng nguồn lực tài chính nên cần phân thứ tự dự án ưu tiên phải làm.
Trước hết, phải giải quyết các nút thắt giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long, đòi hỏi có sự vào cuộc của các địa phương, bộ, ngành và sự quan tâm của Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ từ nay đến năm 2020 phải tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, nút thắt đầu tiên đó là đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Thơ) bao gồm dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng vốn khoảng 9.000 tỷ đồng và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ có tổng vốn gần 7.000 tỷ đồng.
Đây là 2 dự án trọng điểm quyết định tháo nút thắt kết nối giao thông đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của vùng. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn để sớm triển khai dự án BOT này.
Đối với tuyến Trung Lương-Mỹ Thuận hiện nay đang giải phóng mặt bằng được 50% kế hoạch và phải được hoàn thành trong năm 2019 và đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Tuyến Mỹ Thuận-Cần Thơ cần sớm làm thủ tục đấu thầu nhưng trước tiên cần phải rà soát lại giá cả để sớm bổ sung. Trong đấu thầu cần hết sức minh bạch để chọn nhà đầu tư có năng lực đáp ứng hiệu quả đầu tư vì lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong vùng; trong đó, nhà nước đầu tư một phần ngân sách để giảm thời gian thu phí.
Ngoài 2 dự án quan trọng trên, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tập trung triển khai tuyến N2 đoạn Vàm Cống-Cao Lãnh phải xong vào cuối năm nay, đoạn Vàm Cống-Kiên Giang cần phải làm xong trong năm 2018.
Cùng với đó, là kết nối các tuyến đường nối trong khu vực như tuyến Vàm Cống-Long Xuyên, kết nối tuyến N2 với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ và Quốc lộ 1, tuyến N2 với N1.
Ngoài ra, cũng cần tập trung đầu tư tuyến nối từ Cà Mau-Sóc Trăng-Trà Vinh-Bến Tre-Tiền Giang nhằm rút ngắn thời gian đi lại của 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với khoảng đường trên 70km từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh theo tuyến này và quan tâm đầu tư cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2...
Bộ Giao thông Vận tải cần sớm nghiên cứu, đề xuất trong gói trái phiếu Chính phủ dành cho các công trình quan trọng Quốc gia để đầu tư 2 cầu nói trên (một nửa từ vốn ngân sách và một nửa vốn BOT) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Giao thông tổng hợp các yêu cầu về các nút thắt giao thông của các địa phương, đặc biệt là các tuyến kết nối để báo cáo với Chính phủ để Chính phủ có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư dài hạn.
Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, địa phương huy động vốn đầu tư nạo vét các cửa sông, cửa biển, luồng lạch giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa, có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, các quy định pháp luật, như Bộ Kế hoạch-Đầu tư đề xuất những vấn đề cần sửa đổi về Luật Đầu tư công làm ảnh hưởng đến thời gian dự án, sớm sửa Nghị định 15 và Nghị định 30. Bộ Tài Chính sớm sửa Thông tư 55 liên quan đến lãi suất và Thông tư 44 liên quan đến khung giá...
Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã báo cáo tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. Nhiều ý kiến đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ trong việc đầu tư các dự án giao thông, góp phần giúp địa phương đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên so với nhu cầu, việc đầu tư các dự án giao thông trọng điểm cho vùng hiện nay còn chậm, gây cản trở quá trình phát triển của vùng nhất là tuyến cao tốc Cần Thơ-Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 60, Quốc lộ 80 và nhiều tuyến đường, kết cấu hạ tầng của các địa phương.
Các địa phương, doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách như: lãi suất đầu tư cho các công trình còn cao, thời gian tham gia thực hiện đấu thầu quá lâu, nguồn vốn đầu tư các dự án khó khăn, tình hình giá cát xây lấp đang khan hiến... Các ý kiến trên đã được các bộ, ngành và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời và tháo gỡ, giải quyết ngay trong cuộc họp.
Trước đó, ngày 22-6, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu cùng với các bộ, ngành và địa phương đã tiến hành khảo sát thực tế tại điểm xây dựng cầu Đại Ngãi, tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, dự án cầu Vàm Cống, dự án cầu Cao Lãnh... thuộc địa bàn các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp./.
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (23/06/2017)
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành "xắn tay áo" giúp Thành phố Hồ Chí Minh  (23/06/2017)
Việt Nam, Campuchia trao đổi thư mừng kỷ niệm 50 năm ngoại giao  (23/06/2017)
Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba  (23/06/2017)
Thành phố Cần Thơ sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (23/06/2017)
Bộ đội Biên phòng Hải Phòng nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang  (23/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay