Liên minh châu Âu tăng cường hành động đối ngoại trong chống khủng bố
Tại Brussels, ngày 19-6, Ngoại trưởng 28 nước Liên minh châu Âu (EU), họp tại Luxembourg, đã có cuộc thảo luận về các khía cạnh đối ngoại trong cuộc chiến chống khủng bố, trong bối cảnh các cuộc tấn công xảy ra mới đây tại EU. Các ngoại trưởng đã thông qua một loạt các chính sách về vấn đề này.
Trong kết luận của Hội đồng đối ngoại, các ngoại trưởng EU tiếp tục lên án mạnh mẽ và không khoan nhượng chủ nghĩa khủng bố dưới bất kỳ dạng thức nào về mục tiêu cũng như mục đích. Nhận thấy khủng bố là một mối đe dọa nghiêm trọng đè nặng lên hòa bình và an ninh ở cấp độ quốc tế và là lợi ích sống còn của Liên minh châu Âu, EU tiếp tục hợp tác với các đối tác ở cấp độ song phương, khu vực và đa phương để chiến đấu chống mối đe dọa đa hình này. Hội đồng nhấn mạnh EU tăng cường năng lực của mình để mở rộng hợp tác trong khuôn khổ chống khủng bố, đảm bảo cao nhất tính nhất quán hành động đối nội và đối ngoại trong lĩnh vực an ninh, tăng cường vai trò của các cơ quan tư pháp và nội vụ đối với các nước thứ ba.
Các ngoại trưởng thống nhất tăng cường hợp tác với đối tác tại các khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Tây Balkan, Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Sừng châu Phi, thông qua đối thoại chính trị và tăng cường hỗ trợ tài chính cho các biện pháp chống khủng bố và phòng ngừa bạo lực cực đoan.
Hội đồng cũng chú trọng vào việc tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các đối tác chiến lược chính như Mỹ, Australia, Canada và các đối tác khu vực tự do đi lại Schengen, cũng như các tổ chức khu vực và đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Diễn đàn thế giới chống khủng bố, Cảnh sát quốc tế (Interpol) và liên quân quốc tế chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Các ngoại trưởng nhất trí đánh giá cần tăng cường khả năng phản ứng của EU trong các lĩnh vực đặc biệt như phòng ngừa bạo lực cực đoan, như tấn công hiệu quả vào mạng lưới tuyển dụng thánh chiến trên mạng, chống hiện tượng chiến binh khủng bố nước ngoài, rửa tiền và các mối liên hệ giữa tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và khủng bố./.
Việt Nam trao tặng 5.000 tấn gạo cho Cuba  (20/06/2017)
Thành lập 10 đoàn thanh tra theo vùng đối với kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017  (20/06/2017)
Toàn quốc có 2.364 điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017  (20/06/2017)
Nhiều ý kiến đóng góp vào dự án Luật Thủy sản (sửa đổi)  (20/06/2017)
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự  (20/06/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên