Vấn đề người di cư: Châu Âu tiếp tục đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm
Châu Âu hiện đang đối mặt với thách thức mới từ châu Phi, trong bối cảnh những cảnh báo gia tăng về làn sóng di dân từ châu Phi đến châu Âu qua Địa Trung Hải.
Từ đầu năm đến nay, số người di cư đến Italia đã tăng tới 40%, lên 61.234 người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Theo Tổ chức Di cư quốc tế (OIM), số người chết và mất tích trên biển lên tới 1.622 người chỉ trong những ngày tháng 6 này.
Theo nhật báo Le Figaro của Pháp số ra mới đây, sau những nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), “quả bom” di cư từ châu Phi cho đến giờ vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng nguy cơ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào do đói nghèo và bất ổn an ninh ở các nước Trung Đông, Bắc Phi. Đến nay, EU vẫn chưa tìm ra những giải pháp cụ thể và triệt để cho vấn đề này.
Cách đây 6 tháng, EU đã lập một hội đồng tại Libya với mục tiêu ngăn chặn dòng người trong mùa Hè này nhưng đã thất bại. Trong 3 năm qua, lực lượng hải quân Italia và châu Âu đã tăng cường tuần tra trên biển, khu vực giáp ranh với các đường lãnh hải Libya. Với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các lực lượng này đã cứu sống 36.000 người bị đắm tàu, góp phần giảm vấn nạn buôn người của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các lực lượng này không thể vượt qua ranh giới, không thể “tuyên chiến” trực tiếp với bọn buôn người cũng như không thể phá hủy trang thiết bị hoặc tấn công sào huyệt của tội phạm.
Giới quan sát cho rằng cần phải có thêm sự hỗ trợ tài chính để “khóa” các đường biên giới. Ở phía Bắc, EU bắt đầu huấn luyện, đào tạo và trang bị cho hàng chục đơn vị tuần tra của Libya để thực hiện nhiệm vụ chặn dòng người di cư. Ở phía Nam, EU đang đàm phán với 5 quốc gia được cho là xuất phát điểm của dòng người di cư hoặc điểm trung chuyển, gồm Ethiopia, Mali, Nigeria, Senegal và đặc biệt là Niger, về các “thỏa thuận di cư” theo mô hình đã đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều ý kiến khác đề xuất thiết lập các trại tị nạn trên lãnh thổ châu Phi, thậm chí ủy thác cho các tổ chức nhân đạo thực hiện. Giống như ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phân loại những người tị nạn và di dân kinh tế. Như thế, số đông sẽ phải trở về nhà.
Bất ổn an ninh không chỉ là vấn đề đối với người di cư mà còn gây khó khăn cho các lực lượng hỗ trợ quốc tế. Nhiều vấn đề đã được đặt ra đối với lực lượng bảo vệ bờ biển được nhận trợ cấp từ EU. Thậm chí, có thể có sự thông đồng của các lực lượng này với các nhóm buôn người. Theo thống kê, số người đang chờ để vượt biển vào Italy từ khoảng 300.000 người đến 1 triệu người. Những người này đang phải ở tạm trong các “trung tâm lưu giữ” và thường xuyên chịu cảnh bị khám xét hoặc ép buộc làm nô lệ tình dục.
Thách thức liên quan đến làn sóng di cư là vấn đề của cả một thế hệ, khi các cơ quan dự đoán đến năm 2050, dân số châu Phi sẽ tăng 50%, lên tới 2,5 tỷ người, chiếm 25% dân số trên toàn thế giới. Trong khi đó, lục địa này có rất ít cơ hội tăng trưởng bắt kịp với sự gia tăng dân số. Như vậy, châu Âu tiếp tục đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm về làn sóng di cư từ châu Phi./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2017  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình người Việt Nam tại Qatar  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc  (15/06/2017)
Đối thoại cấp cao về quan hệ hợp tác kinh tế Mỹ - Trung Quốc  (15/06/2017)
Toàn cầu hóa là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới  (15/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên