Toàn cầu hóa là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới
Hội nghị quốc tế Tương lai châu Á lần thứ 23 với chủ đề “Toàn cầu hóa trước ngã ba đường - Bước đi tiếp theo của châu Á” với tham luận của các diễn giả là các nhà lãnh đạo chính phủ, các quan chức cấp cao, các chuyên gia hàng đầu thế giới, đã khẳng định tầm quan trọng của tự do thương mại và toàn cầu hóa.
Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng tại một số nơi trên thế giới. Phương Tây, có thể coi là nơi khởi xướng tiến trình toàn cầu hóa, lại cũng chính là nơi mà các giá trị toàn cầu hóa đang bị lung lay. Đà toàn cầu hóa dường như đang bị chững lại khi các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy.
Châu Á đang đứng trước lựa chọn tiếp tục theo đuổi toàn cầu hóa hoặc từ bỏ tiến trình này. Việt Nam cũng không nằm ngoài chuyển động này của kinh tế thế giới.
Brexit (việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) và kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã làm dấy lên những nghi ngờ về lợi ích của toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh này, xu hướng nghiêng về ưu tiên hợp tác trong khuôn khổ song phương đang được đẩy lên tại một số nước, trong đó có Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Một trong những diễn biến đáng chú ý của xu thế này là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây thực sự là một động thái bất ngờ đối với không chỉ các nước thành viên TPP mà còn đối với một số nền kinh tế khác ngoài thỏa thuận này.
TPP được đánh giá là một cơ chế hợp tác kinh tế thương mại đa phương chất lượng cao, được kỳ vọng là hình mẫu cho xu thế hợp tác kinh tế thế giới, trở nên bấp bênh khi một số nước hoài nghi về tương lai của nó.
Thậm chí, một số quốc gia, trong đó có Indonesia, thừa nhận việc Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP đã khiến họ không còn động lực tham gia.
Tuy nhiên, cho dù có những nghi ngờ về hiệu quả cơ chế hợp tác kinh tế đa phương, tại châu Á, các chuyển động của tiến trình toàn cầu hóa vẫn diễn ra một cách tích cực.
Các nỗ lực nhằm thúc đẩy hoạt động của các cơ chế hợp tác đa phương như TPP, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và Sáng kiến “Vành đai và Con đường”… vẫn đang được triển khai mạnh mẽ.
Đặc biệt, các diễn giả tham dự Hội nghị quốc tế Tương lai châu Á lần thứ 23 cho rằng, giờ đây chính là thời điểm để châu Á, vốn được đánh giá là khu vực năng động, cần phải gánh vác vai trò thực hiện thương mại tự do và bình đẳng.
Trong xu thế này, với tư cách là các thành viên của TPP và RCEP, hai cơ chế đa phương quan trọng hàng đầu của khu vực, Việt Nam và Nhật Bản đang nổi lên là những quốc gia tích cực trong các nỗ lực thúc đẩy hội nhập khu vực.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị tương lai châu Á, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên sự thành công của Con đường Tơ lụa cổ đại, tạo nên một lộ trình thương mại nổi tiếng và thịnh vượng nối châu Á và châu Âu, để khẳng định rằng lịch sử đã chứng minh toàn cầu hóa không chỉ đơn thuần là một tiến trình kinh tế mà còn đáp ứng được mong muốn của nhân loại trong việc thúc đẩy hội nhập, trao đổi kinh tế trên cơ sở bình đẳng và vì lợi ích của tất cả các bên.
Mỹ là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, song việc thiếu vắng Mỹ trong cơ chế hợp tác đa phương TPP sẽ không làm Việt Nam từ bỏ các nỗ lực đưa nền kinh tế hội nhập với khu vực cũng như trên thế giới.
Với chủ trương hướng hội nhập một cách chủ động và tích cực, thông qua các cơ chế hợp tác đa phương và song phương, Việt Nam đẩy mạnh các nỗ lực kết nối với các nền kinh tế khác, tạo thêm các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.
Bằng việc tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, điều chỉnh các cơ chế chính sách để phù hợp với các tiêu chí toàn cầu, Việt Nam đang thực hiện một cách vững chắc quá trình hội nhập kinh tế.
Các nỗ lực hội nhập của Chính phủ Việt Nam đã gặt hái những thành quả ấn tượng. Các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Fitch, Moody đã nâng triển vọng kinh tế của Việt Nam từ mức “ổn định” lên “tích cực” càng chứng tỏ Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc tăng cường hội nhập kinh tế.
Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hiroyuki Ishige đã nhận định rằng, với tư cách là thành viên của nhiều cơ chế hợp tác đa phương chất lượng như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), TPP, APEC…
Việt Nam đang trở thành một điểm đến được các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng. Trong xu thế này, hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang nổi lên là một mối quan hệ liên kết thực chất và hiệu quả, đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước.
Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến đầu tư quan trọng của Nhật Bản. Tại sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam tổ chức tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 05-6, việc hơn 1.500 doanh nghiệp đăng ký tham dự, vượt quá mức dự tính của Ban Tổ chức, cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến triển vọng đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Có thể nói, sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp Nhật Bản lần này bắt nguồn từ những đánh giá tích cực của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.
Báo cáo do Chủ tịch JETRO công bố cuối tháng 5-2017 cho biết Việt Nam đã trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản và số lượng các doanh nghiệp mong muốn đầu tư tại Việt Nam tăng trong hai năm liên tiếp.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong thời kỳ giảm phát, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe đã xác định xuất khẩu là một trong những công cụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo kết quả thăm dò của JETRO, Việt Nam đang được xếp hạng là một trong ba thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Nhật Bản, chỉ sau hai nền kinh tế lớn trên thế giới là Mỹ và Tây Âu.
Điều này cho thấy Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.
Một trong những yếu tố quan trọng khác giúp cho sự hợp tác kinh tế của hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất là sự đồng thuận trong chủ trương thúc đẩy hội nhập toàn cầu và sự phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế kinh tế đa phương.
Đặc biệt, trong bối cảnh TPP đang đối mặt với thử thách sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, việc Nhật Bản và Việt Nam nhất trí xúc tiến TPP với 11 thành viên, có thể nói sẽ tạo thêm động lực cho các thành viên còn lại tiếp tục theo đuổi tiến trình này.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia chủ trương ủng hộ tự do thương mại và toàn cầu hóa, coi đó là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế bình đẳng và bền vững.
Sự phối hợp giữa Việt Nam, nền kinh tế chủ nhà của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với Nhật Bản, nền kinh tế lớn trong TPP, được đánh giá sẽ tạo ra cơ sở quan trọng cho các nỗ lực xúc tiến đàm phán lại TPP.
“Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu”, đó chính là lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với nhiều diễn giả hàng đầu khác tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 23.
Việt Nam và Nhật Bản, song song với việc tăng cường hợp tác kinh tế trong khuôn khổ song phương, sẽ tiếp tục ủng hộ xu thế hội nhập khu vực cũng như thế giới.
Đối với Việt Nam và Nhật Bản, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương sẽ hỗ trợ lẫn nhau tạo ra những hiệu ứng tích cực, đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của hai quốc gia cũng như của khu vực và trên thế giới./.
Kỷ niệm 92 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí quân đội  (15/06/2017)
Chính phủ nhận trách nhiệm trong chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công  (15/06/2017)
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: Quảng Nam tiếp tục duy trì và phát huy thương hiệu Festival Di sản Quảng Nam  (15/06/2017)
129 tác phẩm giành Giải Báo chí Quốc gia 2017  (15/06/2017)
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La  (15/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay