Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU 136
Ngày 02-4, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Bangabandhu nằm ở trung tâm thủ đô Dhaka của Bangladesh đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng điều hành và phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 136 với sự tham dự của các nghị sỹ đến từ 132 quốc gia.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham dự các cuộc họp trên.
Cuộc họp Hội đồng điều hành đã nêu các vấn đề liên quan tới việc mở rộng thành viên IPU, xem xét tư cách một số thành viên, lắng nghe báo cáo hoạt động của Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU, báo cáo kết quả và phương hướng hành động của hội nghị thượng đỉnh các nữ chủ tịch quốc hội tổ chức ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất vào tháng 12-2016.
Phát biểu trước Đại hội đồng, Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Sharin Sharmin Chaudhury và cũng là Chủ tịch Đại hội đồng IPU 136 đã đề cập đến việc trao quyền cho phụ nữ, coi đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Còn ông Kailash Satyarthi, người đoạt giải Nobel hòa bình, nhấn mạnh đến việc trao quyền cho thanh niên và trẻ em.
Bên lề cuộc họp trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có cuộc gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đánh giá cao những thành tựu của Sri Lanka trong giữ vững ổn định, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Sri Lanka.
Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng về những tiến triển tích cực trong hợp tác song phương đã đạt được sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21-7-1970-21-7-2017), đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Phong trào Không liên kết.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã thay mặt Quốc hội Việt Nam mời ông Jayasuriya và đoàn Đại biểu Quốc hội Sri Lanka sang dự Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 11 đến 13-5.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, chú trọng hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn của Quốc hội; nghiên cứu, trao đổi, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng cao hơn nữa; tích cực triển khai Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Sri Lanka; thúc đẩy trao đổi thông tin và khuyến khích các doanh nghiệp hai nước tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khác như khai thác, nuôi trồng, chế biến và nhập khẩu thủy sản; tăng cường kết nối thông qua triển khai Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa hai chính phủ; và đề nghị phía Sri Lanka sớm phản hồi về dự thảo “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Đại học và Giao thông đường bộ Sri Lanka”.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đã bày tỏ tình cảm tốt đẹp đối với Việt Nam, nhấn mạnh đến việc người Việt Nam rất thân thiện và mến khách và mong muốn đẩy mạnh quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, nhất là về thương mại, trong đó có lĩnh vực hàng không. Ông khẳng định sẽ tới thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có cuộc hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Sheikh Hasina. Tại cuộc hội kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bày tỏ sự ngưỡng mộ trước việc nhân dân Bangladesh đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, đồng thời mong muốn Bangladesh tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thương mại như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước nghiên cứu, tiếp cận thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Về phần mình, Thủ tướng Hasina cho biết bà rất ngưỡng mộ trước sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua và nhất trí hai nước cần tiếp tục thúc đẩy tăng cường hợp tác hơn nữa.
Cũng trong chiều 02-4, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, thành viên Ban chấp hành IPU đã có cuộc tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Hàn Quốc. Tại cuộc gặp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hàn Quốc, ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và những nỗ lực của các bên nhằm đạt được hòa bình tại khu vực này.
Trong ngày 02-4, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam còn tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo Đại hội đồng, Diễn đàn nghị sỹ trẻ IPU, ban lãnh đạo Ủy ban các vấn đề Liên hợp quốc, Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế, Hội nghị Hiệp hội các tổng thư ký nghị viện, họp ủy ban 1, ủy ban 2./.
Việt Nam-Nhật Bản hợp tác trong phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình  (03/04/2017)
Việt Nam-Nhật Bản hợp tác trong phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình  (03/04/2017)
Việt Nam tham gia Hội chợ đêm ASEAN 2017 ở New Zealand  (03/04/2017)
Hội thảo khoa học: Đồng chí Lê Duẩn - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng  (03/04/2017)
Chính phủ họp thường kỳ tháng Ba: Nhiều tín hiệu tốt của nền kinh tế  (03/04/2017)
Việt Nam tham dự hội thảo về chính sách của chính quyền Trump  (03/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên