Tổng thống Mỹ nỗ lực tái định hình chính sách thương mại
23:51, ngày 01-04-2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31-3-2017 đã có bước đi mới trong nỗ lực tái định hình chính sách thương mại của Mỹ với việc ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm đối phó với các vụ lạm dụng thương mại của nước ngoài, vốn góp phần dẫn đến thâm hụt thương mại khoảng 500 tỷ USD mỗi năm của nước này.
Theo sắc lệnh hành pháp thứ nhất, trong vòng 90 ngày, Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tiến hành một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng các khoản thâm hụt thương mại của Mỹ với một số đối tác thương mại lớn nhất nhằm xác định những hành vi gian lận, thương mại không công bằng và mất cân bằng tiền tệ.
Sắc lệnh thứ hai siết chặt luật chống bán phá giá nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất nước ngoài chèn ép các công ty Mỹ thông qua việc bán hàng hóa giá rẻ.
Phát biểu sau khi ký hai sắc lệnh trên, ông Trump nhấn mạnh tình trạng "đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ sẽ chấm dứt," đồng thời tuyên bố chính quyền của ông sẽ có hành động cần thiết và hợp pháp để chấm dứt các vụ lạm dụng thương mại. Ông cho rằng "hàng nghìn nhà máy đã bị đánh cắp khỏi đất nước" và cam kết tạo "sân chơi công bằng" cho người lao động Mỹ.
Trước đó, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 30-3, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro cho rằng các biện pháp này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng khẳng định cả hai sắc lệnh sẽ giúp giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Washington với Bắc Kinh mà Tổng thống Trump cho rằng đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và làm suy yếu ngành sản xuất nước này.
Hai sắc lệnh trên đánh dấu nỗ lực mới nhất của Tổng thống Trump trong việc tiếp tục quan điểm tranh cử khi lên án các nước khác đang lợi dụng chính sách thương mại của Mỹ.
Việc ký hai sắc lệnh diễn ra một tuần trước khi Tổng thống Trump có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc bang Florida mà ông Trump dự báo sẽ "rất khó khăn."
Giới chuyên gia nhận định cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể định hình mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm tới./.
Sắc lệnh thứ hai siết chặt luật chống bán phá giá nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất nước ngoài chèn ép các công ty Mỹ thông qua việc bán hàng hóa giá rẻ.
Phát biểu sau khi ký hai sắc lệnh trên, ông Trump nhấn mạnh tình trạng "đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ sẽ chấm dứt," đồng thời tuyên bố chính quyền của ông sẽ có hành động cần thiết và hợp pháp để chấm dứt các vụ lạm dụng thương mại. Ông cho rằng "hàng nghìn nhà máy đã bị đánh cắp khỏi đất nước" và cam kết tạo "sân chơi công bằng" cho người lao động Mỹ.
Trước đó, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 30-3, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro cho rằng các biện pháp này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng khẳng định cả hai sắc lệnh sẽ giúp giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Washington với Bắc Kinh mà Tổng thống Trump cho rằng đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và làm suy yếu ngành sản xuất nước này.
Hai sắc lệnh trên đánh dấu nỗ lực mới nhất của Tổng thống Trump trong việc tiếp tục quan điểm tranh cử khi lên án các nước khác đang lợi dụng chính sách thương mại của Mỹ.
Việc ký hai sắc lệnh diễn ra một tuần trước khi Tổng thống Trump có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc bang Florida mà ông Trump dự báo sẽ "rất khó khăn."
Giới chuyên gia nhận định cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể định hình mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm tới./.
77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016  (01/04/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo bước tăng trưởng cao hơn để đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra cho năm 2017  (31/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius  (31/03/2017)
Thi hành kỷ luật về Đảng đối với hai lãnh đạo tỉnh Hải Dương  (31/03/2017)
Chủ tịch Thượng viện Thụy Sỹ kết thúc thăm chính thức Việt Nam  (31/03/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên