Công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
22:35, ngày 31-03-2017
Ngày 31-3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15-02-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thanh tra; thực hiện kịp thời các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu quản lý của địa phương, ngành; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Công tác thanh tra chuyên ngành được quan tâm, góp phần chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được thanh tra.
Việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh; công tác thụ lý, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đã có nhiều tiến triển; các trình tự thủ tục đều được giải quyết theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng đã được cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm triển khai thực hiện; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về phòng, chống tham nhũng được nâng cao.
Công tác thanh tra phòng chống tham nhũng được chú trọng, qua thanh tra đã phát hiện và xử lý kịp thời một số vụ tham nhũng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Đơn cử như về chất lượng các cuộc thanh tra, Trưởng một số đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 46, Luật Thanh tra 2010 hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc không kiến nghị xử lý theo thẩm quyền được pháp luật cho phép.
Về công tác tiếp công dân, một số nơi công tác tiếp công dân của lãnh đạo chưa được coi trọng, thủ trưởng đơn vị tiếp công dân không đủ số ngày theo quy định; chất lượng tiếp công dân, xử lý đơn thư nhìn chung chưa cao, còn nhiều sai sót.
Việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng còn một số hạn chế như việc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị khi lập, triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm công chưa công khai đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật số 27/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót trong qua trình lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Cá biệt có một số ít trường hợp dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu chưa chính xác, biểu hiện chưa minh bạch trong hoạt động đấu thầu như tại gói thầu xây lắp Trường tiểu học Đức Thắng 1 và Trường tiểu học Đức Thắng 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết làm chủ đầu tư…
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ trước ngày 01-7-2017, để tổng hợp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đồng chí Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp thu và khẳng định chấp hành toàn bộ nội dung Kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận giao Chánh Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, yêu cầu giám đốc các sở, ngành; các chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm, thiếu sót mà kết luận thanh tra đã nêu./.
Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị; đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỷ đồng, hơn 100ha đất nông lâm nghiệp…
Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỷ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra…
Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Thông qua hoạt động thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của từng đơn vị, yêu cầu chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Công tác thanh tra chuyên ngành được quan tâm, góp phần chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được thanh tra.
Việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh; công tác thụ lý, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đã có nhiều tiến triển; các trình tự thủ tục đều được giải quyết theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng đã được cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm triển khai thực hiện; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về phòng, chống tham nhũng được nâng cao.
Công tác thanh tra phòng chống tham nhũng được chú trọng, qua thanh tra đã phát hiện và xử lý kịp thời một số vụ tham nhũng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tỉnh Bình Thuận đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vi phạm tại một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Đơn cử như về chất lượng các cuộc thanh tra, Trưởng một số đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 46, Luật Thanh tra 2010 hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc không kiến nghị xử lý theo thẩm quyền được pháp luật cho phép.
Về công tác tiếp công dân, một số nơi công tác tiếp công dân của lãnh đạo chưa được coi trọng, thủ trưởng đơn vị tiếp công dân không đủ số ngày theo quy định; chất lượng tiếp công dân, xử lý đơn thư nhìn chung chưa cao, còn nhiều sai sót.
Việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng còn một số hạn chế như việc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị khi lập, triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm công chưa công khai đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật số 27/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót trong qua trình lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Cá biệt có một số ít trường hợp dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu chưa chính xác, biểu hiện chưa minh bạch trong hoạt động đấu thầu như tại gói thầu xây lắp Trường tiểu học Đức Thắng 1 và Trường tiểu học Đức Thắng 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết làm chủ đầu tư…
Trên cơ sở báo cáo kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 01-7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kết luận thanh tra.
Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ trước ngày 01-7-2017, để tổng hợp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đồng chí Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp thu và khẳng định chấp hành toàn bộ nội dung Kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận giao Chánh Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, yêu cầu giám đốc các sở, ngành; các chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm, thiếu sót mà kết luận thanh tra đã nêu./.
Quốc hội Việt Nam tiếp nhận quà tặng của Chính phủ Trung Quốc  (31/03/2017)
Phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới  (31/03/2017)
Đồng chí Lê Duẩn với việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên  (31/03/2017)
Công tác dân vận của các cấp ủy đảng ở tỉnh Hà Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng  (31/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên