Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 25 năm
Theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, đây là mục tiêu tăng trưởng thấp nhất đặt ra trong vòng 25 năm trở lại đây, kể từ năm 1992, khi con số này là 6%. Mục tiêu tăng trưởng năm 2017 cũng thấp hơn mức tăng trưởng thực tế 6,7% đã đạt được trong năm 2016. Ông Lý Khắc Cường cho biết mức tăng trưởng này sẽ vẫn đủ để đạt tới mục tiêu mà đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế đất nước vào năm 2020 so với mức năm 2010.
Báo cáo cho biết mục tiêu tăng trưởng mới phù hợp với các nguyên tắc và nền thực tế kinh tế nước nhà, sẽ giúp ổn định các dự báo của thị trường và tạo điều kiện cho các điều chỉnh cơ cấu, đồng thời góp phần đạt mục đích hoàn tất quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng ở mức độ vừa phải về mọi mặt. Báo cáo nêu rõ: "Một lý do quan trọng để nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì tăng trưởng bền vững là đảm bảo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân".
Trung Quốc hiện đang nỗ lực chuyển từ tăng trưởng phi mã dựa vào xuất khẩu và đầu tư, sang mô hình tăng trưởng bền vững dựa vào tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đang diễn ra phức tạp vì làm tăng trưởng chậm lại và giảm giá đồng tiền, đồng thời kéo theo những lo ngại về nguy cơ "bong bóng" nhà đất và khủng hoảng nợ xấu.
Trong báo cáo của mình, chính phủ cũng bày tỏ thận trọng trước "những tình huống phức tạp hơn và nghiêm trọng hơn" ở cả trong và ngoài nước. Báo cáo nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn khá chậm chạp và không đồng đều, xu hướng bảo hộ và phi toàn cầu hóa đang gia tăng, tiềm ẩn nhiều bất trắc trong định hướng chính sách của các nền kinh tế lớn. Trong khi đó, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn thách thức và mang tính quyết định trong quá trình phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2016 (6,7%) là mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Một số mục tiêu khác được đặt ra trong báo cáo trên gồm lạm phát ở mức 3%; số việc làm mới ở khu vực đô thị đạt 11triệu, tăng 1 triệu việc làm so với năm 2016, cho thấy chính phủ quan tâm hơn tới việc tạo công ăn việc làm mới cho người dân. Trong khi đó, chính phủ duy trì thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP (khoảng 2.380 tỷ Nhân dân tệ- tương đương 345 tỷ USD) nhằm tạo điều kiện tiếp tục giảm thuế và phí cho các doanh nghiệp.
Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng, sử dụng các công cụ chính sách để duy trì sự ổn định căn bản trong lưu thông, tiếp tục cải cách tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ và duy trì vị trí ổn định của Nhân dân tệ trong hệ thống tiên tệ toàn cầu.
Liên quan tới vấn đề chống biến đổi khí hậu, Chính phủ Trung Quốc chủ trương cắt giảm 3,4% lượng tiêu thụ năng lượng tính trên một đơn vị GDP. Con số này trong năm 2016 là 5%. Bắc Kinh đồng thời tiếp tục giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; cắt giảm khoảng 50 triệu tấn sản lượng thép và ít nhất 150 triệu tấn sản lượng than đá; tiếp tục nỗ lực thực thi chiến lược phát triển dựa vào cải tiến đổi mới, nâng cấp cấu trúc của nền kinh tế thực, qua đó cải thiện thành quả và tính cạnh tranh./.
Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại  (05/03/2017)
Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại  (05/03/2017)
Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, thương mại, tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo trong APEC  (05/03/2017)
Không đặt nặng vấn đề tinh giản biên chế với đơn vị tự chủ tài chính  (04/03/2017)
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đến thăm Cố đô Huế  (04/03/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên