APEC 2017: Hội nghị SOM 1 bước vào ngày làm việc thứ tám
21:20, ngày 25-02-2017
TCCSĐT - Ngày 25-02, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ tám.
Trong ngày, Nhóm công tác về du lịch (TWG); Đào tạo về quản lý dự án; Nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử (ECSG); Nhóm công tác về nghề cá và đại dương (OFWG); Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI); Nhóm công tác về luật và chính sách cạnh tranh (CPLG ); Nhóm công tác về tiếp cận thị trường (MAG); Ủy ban Kinh tế (EC) - Hội thảo về sử dụng các công cụ quốc tế nhằm tăng cường thực thi hợp đồng trong chuỗi cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp toàn cầu tiếp tục làm việc.
Cuộc họp Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS) dự kiến kéo dài trong ba ngày (từ ngày 25 đến 28-02) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.
Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18-02 đến ngày 03-03.
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan sẽ cụ thể hóa các nội hàm, đề xuất các sáng kiến triển khai ưu tiên của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên lề Diễn đàn đối tác chính sách về An ninh lương thực (PPFS), phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về những sáng kiến được đề xuất tại diễn đàn lần này.
Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Chủ tịch Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực cho biết trong Năm APEC 2017, chủ đề an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn là một trong bốn chủ đề ưu tiên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương do Việt Nam đề xuất. Vì vậy, các nội dung thảo luận tại Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực rất quan trọng.
Tại Diễn đàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra 3 sáng kiến gồm: kế hoạch hành động để thực hiện khung chiến lược của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương về phát triển đô thị - nông thôn nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững; kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu; và tuyên bố Cần Thơ về tăng cường phát triển bền vững và an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, Bộ cũng đưa ra hai đề xuất gồm: phát triển kinh doanh nông nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi lao động nông thôn tại các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; và thích ứng biến đổi khí hậu: tác động tới Chiến lược an ninh lương thực.
“Qua trao đổi với các nền kinh tế thành viên APEC trong quá trình xây dựng sáng kiến và đề xuất, các nền kinh tế thành viên đánh giá cao nước chủ nhà Việt Nam trong việc đưa ra sáng kiến và đề xuất đúng trọng tâm, sự chuẩn bị chu đáo các tài liệu liên quan để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.
Việc này tạo tiền đề chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của Năm APEC Việt Nam 2017 trong đó có Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ vào tháng Tám năm nay”, ông Trần Kim Long nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đặc biệt đối với Việt Nam, ông Trần Kim Long cho rằng, an ninh lương thực là một nội dung được các nền kinh tế thành viên APEC quan tâm và cũng đã có nhiều hoạt động trước đây.
Trong Năm APEC Việt Nam 2017, chủ nhà Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến cũng như hành động thực tiễn trong vấn đề phát triển bền vững có liên quan đến an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Trần Kim Long nhấn mạnh nội dung liên quan đến an ninh lương thực tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã và đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai hiệu quả.
Đây là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, kết quả đạt được trong vấn đề an ninh lương thực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong vấn đề của quốc gia cũng như của thế giới.
Bên cạnh Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực, Bộ cũng tích cực tham gia một số Nhóm công tác khác như nhóm công tác về giảm nhẹ thiên tai, biển và đại dương, thương mại và quản lý khai thác gỗ hợp pháp… được tổ chức tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan.
Kết quả đạt được từ các Nhóm công tác này cũng góp phần thực hiện ưu tiên về an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu./.
Cuộc họp Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS) dự kiến kéo dài trong ba ngày (từ ngày 25 đến 28-02) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.
Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18-02 đến ngày 03-03.
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan sẽ cụ thể hóa các nội hàm, đề xuất các sáng kiến triển khai ưu tiên của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên lề Diễn đàn đối tác chính sách về An ninh lương thực (PPFS), phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về những sáng kiến được đề xuất tại diễn đàn lần này.
Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Chủ tịch Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực cho biết trong Năm APEC 2017, chủ đề an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn là một trong bốn chủ đề ưu tiên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương do Việt Nam đề xuất. Vì vậy, các nội dung thảo luận tại Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực rất quan trọng.
Tại Diễn đàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra 3 sáng kiến gồm: kế hoạch hành động để thực hiện khung chiến lược của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương về phát triển đô thị - nông thôn nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững; kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu; và tuyên bố Cần Thơ về tăng cường phát triển bền vững và an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, Bộ cũng đưa ra hai đề xuất gồm: phát triển kinh doanh nông nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi lao động nông thôn tại các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; và thích ứng biến đổi khí hậu: tác động tới Chiến lược an ninh lương thực.
“Qua trao đổi với các nền kinh tế thành viên APEC trong quá trình xây dựng sáng kiến và đề xuất, các nền kinh tế thành viên đánh giá cao nước chủ nhà Việt Nam trong việc đưa ra sáng kiến và đề xuất đúng trọng tâm, sự chuẩn bị chu đáo các tài liệu liên quan để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.
Việc này tạo tiền đề chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của Năm APEC Việt Nam 2017 trong đó có Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ vào tháng Tám năm nay”, ông Trần Kim Long nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đặc biệt đối với Việt Nam, ông Trần Kim Long cho rằng, an ninh lương thực là một nội dung được các nền kinh tế thành viên APEC quan tâm và cũng đã có nhiều hoạt động trước đây.
Trong Năm APEC Việt Nam 2017, chủ nhà Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến cũng như hành động thực tiễn trong vấn đề phát triển bền vững có liên quan đến an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Trần Kim Long nhấn mạnh nội dung liên quan đến an ninh lương thực tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã và đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai hiệu quả.
Đây là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, kết quả đạt được trong vấn đề an ninh lương thực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong vấn đề của quốc gia cũng như của thế giới.
Bên cạnh Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực, Bộ cũng tích cực tham gia một số Nhóm công tác khác như nhóm công tác về giảm nhẹ thiên tai, biển và đại dương, thương mại và quản lý khai thác gỗ hợp pháp… được tổ chức tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan.
Kết quả đạt được từ các Nhóm công tác này cũng góp phần thực hiện ưu tiên về an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu./.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20 đến 24-02  (25/02/2017)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam  (25/02/2017)
Ra mắt cuốn sách tập hợp các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh  (24/02/2017)
Hội nghị SOM 1 APEC và các cuộc họp liên quan hoàn tất nửa chặng đường  (24/02/2017)
Chủ tịch Quốc hội thăm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh  (24/02/2017)
Vùng Ostergotland - Thụy Điển muốn tăng hợp tác với Thái Nguyên  (24/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên