Về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Lời Bộ Biên tập: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số ra kỳ này xin trao đổi cùng bạn đọc chung quanh vấn đề trên.
* Hỏi: Đời sống văn hóa là gì? Đơn vị cơ sở là gì?
Đáp: Đời sống văn hóa là toàn thể các hoạt động sống của con người nhằm làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
Đơn vị cơ sở là một hình thức tổ chức cơ bản của xã hội, là địa bàn mà nơi đó cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Có 2 đặc điểm để nhận dạng về đơn vị cơ sở đó là: địa bàn sống ổn định và có tổ chức hành chính ổn định.
* Hỏi: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay thể hiện trên những lĩnh vực nào?
Đáp: Trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta nói chung và một số địa phương nói riêng, có thể khái quát các dạng hoạt động văn hóa ở cơ sở vào một số lĩnh vực sau:
- Thông tin cổ động: Đây là hoạt động rất quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, là phương tiện đắc lực trong hoạt động tuyên truyền, đấu tranh chính trị, củng cố hệ thống xã hội. Thông qua hoạt động này, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được với người dân để mọi người có thể làm theo.
- Câu lạc bộ: Là hoạt động theo nhóm, sở thích, nghề nghiệp, giới tính... Hoạt động này mang tính tự nguyện và phụ thuộc vào thời gian rỗi của mỗi người, kinh phí hoạt động mang tính xã hội hóa.
Hiện nay, có nhiều mô hình câu lạc bộ phong phú như: Câu lạc bộ ông - bà - cháu; Câu lạc bộ Thanh niên, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Văn học, Câu lạc bộ Khuyến nông... với rất nhiều lĩnh vực có hoạt động câu lạc bộ thu hút sự quan tâm tham gia đông của nhiều tầng lớp nhân dân góp phần tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Thư viện, đọc sách báo: Việc xây dựng phòng đọc sách ở cơ sở nhằm phục vụ cho quần chúng nhân dân có nhiều chuyển biến tốt, có sự đầu tư chu đáo về cơ sở vật chất, sách báo phục vụ cho nhu cầu thư viện, thu hút đông đảo số lượng bạn đọc.
- Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng (giáo dục truyền thống): Trong thời gian qua, hoạt động này diễn ra ở cơ sở rất phong phú, thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân như “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các chuyến du khảo đến các khu di tích, các chuyến về nguồn của thế hệ trẻ, các Câu lạc bộ truyền thống...
- Văn nghệ quần chúng: Là hoạt động sôi nổi nhất hiện nay vì nó đáp ứng kịp thời nhu cầu của quần chúng thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi... đã tạo nên sự tươi mới cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Xây dựng nếp sống mới: Hoạt động này gắn liền với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ... mang tính tổng hợp, nội dung rộng, thể hiện trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa...
- Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí: Hoạt động này rất đa dạng nhưng cần quan tâm đến các trò chơi dân gian, các môn truyền thống phù hợp với từng lứa tuổi, nghề nghiệp...
- Hoạt động xã hội, từ thiện: Đây là hoạt động mang tính tình nguyện cao. Trong những năm qua, chúng ta đã có những mô hình hoạt động rất hiệu quả như các lớp xóa mù chữ, lớp học tình thương, các cuộc vận động cho những vùng gặp bão lũ, thiên tai...
* Hỏi: “Làng văn hóa” được xây dựng trên những tiêu chí nào?
Đáp: Xét về mục tiêu xây dựng mô hình “Làng văn hóa” đang dần hình thành ở các địa bàn cơ sở vùng nông thôn, mô hình “Làng văn hóa” được xây dựng trên 5 tiêu chí cơ bản:
- Nâng cao hơn trước về đời sống vật chất của nhân dân và cơ sở vật chất của cộng đồng.
- Phát triển dân trí, học vấn, xóa mù chữ.
- Nâng cao hơn trước về văn hóa gia đình và xây dựng “Gia đình văn hóa” theo những tiêu chí quy định đã được hướng dẫn.
- Cải thiện ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tiến bộ, nếp sống tôn trọng pháp luật, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội.
- Nâng cao hơn trước về việc đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ, thể thao, thông tin, vui chơi phong phú lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc./.
Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV  (04/03/2010)
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống mới ở khu dân cư trên địa bàn Tây Nguyên  (04/03/2010)
Tập trung đưa ngành thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm  (04/03/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 105 (5-3-2010)  (04/03/2010)
Một “xã đảo” của Thủ đô qua câu chuyện ở trạm y tế  (04/03/2010)
Về vấn đề kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường  (04/03/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên