Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Vị thế mới, tầm vóc mới, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động có luật chuyên ngành về dự trữ quốc gia
Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành Dự trữ Nhà nước luôn được đổi mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ quốc gia trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thực hiện Pháp lệnh Dự trữ Nhà nước, ngày 20-11-2012, Luật Dự trữ quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Đây là một thành công rất lớn đối với ngành Dự trữ Nhà nước, là kết quả sự nỗ lực tập trung của toàn ngành, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan đầu ngành từ Quốc hội, Chính phủ đến các bộ, ngành quản lý liên quan.
Để Luật Dự trữ quốc gia sớm đi vào cuộc sống, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia; trình Bộ Tài chính ban hành trên 30 Thông tư hướng dẫn Luật; xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 văn bản quan trọng là Quy hoạch tổng thể hệ thống kho Dự trữ Nhà nước đến năm 2020, phê duyệt tại Quyết định số 94/QĐ-TTg và Chiến lược phát triển Dự trữ quốc gia đến năm 2020, phê duyệt tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg.
Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng, hệ thống pháp luật về Dự trữ quốc gia đã được xây dựng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và là cơ sở quan trọng để xây dựng, khẳng định vị trí, vai trò của ngành Dự trữ Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp cho công tác quản lý Dự trữ Nhà nước ngày càng kỷ cương, nề nếp, hiệu lực, hiệu quả. Đây là thành tích đáng khích lệ, đánh dấu bước phát triển mới và khẳng định vị thế của ngành Dự trữ Nhà nước trong lịch sử phát triển của đất nước.
Hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng
Để có lực lượng dự trữ quốc gia vững mạnh, tương xứng với tầm vóc của ngành, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 đã đề ra, cụ thể: “Tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 1,5% GDP”, đảm bảo lực lượng dự trữ quốc gia luôn sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác; đồng thời, từng bước cơ cấu danh mục mặt hàng hợp lý, đáp ứng yêu cầu xuất cấp trong mọi tình huống, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội.
Giai đoạn vừa qua, được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, bố trí vốn nên lượng hàng dự trữ quốc gia đã tăng dần, với mức bình quân khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, bao gồm một số mặt hàng chiến lược thiết yếu, quan trọng. Việc tăng dần quy mô hàng dự trữ quốc gia đã góp phần tạo sự chủ động cho Chính phủ trong quản lý, điều hành nền kinh tế-xã hội của đất nước.
Tính đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đã tăng hơn 1,5 lần so với năm 2010, gấp 3 lần so với năm 2005; một số mặt hàng đến nay đã đạt được mục tiêu đề ra và có mức tăng vượt bậc như lương thực đạt khoảng 500.000 tấn quy thóc (năm 2005 đạt khoảng 180.000 tấn); xăng dầu đạt trên 400.000 m3 (gấp 2 lần năm 2005); lượng hàng dự trữ quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý đã gấp trên 3 lần năm 2005; lượng hàng dự trữ quốc gia do Bộ Công an quản lý đã gấp 8-9 lần năm 2005, gấp 2 lần so với năm 2010; lượng hàng vật tư, thiết bị tìm kiếm cứu nạn, vắc xin, thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
Với nguồn lực này, Chính phủ đã kịp thời giải quyết khó khăn trong đời sống của người dân, sớm khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo quốc phòng an ninh; bảo đảm an sinh xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quan hệ quốc tế.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia đến năm 2020; trên cơ sở đó các bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an...) đã xây dựng và quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ nhà nước, đến nay, đã từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ nhà nước đồng bộ, hiện đại, bố trí theo vùng, khu vực chiến lược phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn được giao và đáp ứng tốt yêu cầu công tác bảo quản hàng hóa.
Khẳng định vị thế trong hội nhập
Trong tình hình mới, để khẳng định vai trò, nhiệm vụ của ngành, năm 2008, Chính phủ đã đổi tên và nâng cấp Cục Dự trữ quốc gia thành Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27-11-2008). Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20-8-2009, quy định chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đặt ngành Dự trữ Nhà nước ở vị thế mới, với tầm vóc mới, tương xứng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tích cực triển khai xây dựng, kiện toàn và phát triển tổ chức cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong ngôi nhà chung của Bộ Tài chính: bộ máy đã dần được hoàn thiện từ cơ quan trung ương tới các địa phương với 09 vụ, cục thuộc Tổng cục, 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc giúp Tổng cục trưởng; quản lý hoạt động dự trữ quốc gia trên phạm vi 63 tỉnh thành phố trong cả nước theo hướng tập trung, hiện đại, quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong giai đoạn này, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã thành lập mới 4 Cục Dự trữ nhà nước khu vực như: Bắc Tây Nguyên, Cửu Long, Đông Nam Bộ, Hoàng Liên Sơn. Đến nay, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực này đã đi vào hoạt động ổn định, tạo thế và lực trên trên địa bàn trọng yếu, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. Việc từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của Tổng cục Dự trữ Nhà nước là nhằm đưa ngành Dự trữ Nhà nước thực sự trở thành một trong những công cụ tài chính quan trọng, góp phần giúp Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Năng động trước các nhiệm vụ
10 năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước.
Với ý thức sâu sắc về trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, Lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước thường xuyên chỉ đạo sát sao, đôn đốc các đơn vị vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc được giao. Cán bộ, công chức ngành Dự trữ Nhà nước đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phối hợp đồng bộ, không kể ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn, tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương triển khai xuất cấp kịp thời, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, góp phần ổn định cuộc sống nhân dân.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước xác định phương hướng phát triển thời kỳ mới là: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dự trữ quốc gia; xây dựng lực lượng dự trữ quốc gia đủ mạnh để chủ động đáp ứng mục tiêu của dự trữ quốc gia; củng cố và hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ nhà nước với trang thiết bị hiện đại, quy mô tập trung với công nghệ bảo quản tiên tiến; tin học hóa quy trình quản lý nghiệp vụ dự trữ quốc gia, phát triển nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và tăng cường nhiệm vụ quan hệ quốc tế.
Có thể nói, trong 10 năm đổi mới, ngành Dự trữ Nhà nước đã đạt được nhiều thành tích nổi bật với những dấu ấn quan trọng để có những bước phát triển vững chắc. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, địa phương; các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và sự phấn đấu nỗ lực thi đua, phấn đấu hết mình của đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành Dự trữ Nhà nước.
Ghi nhận những kết quả đạt được, hàng trăm tập thể và cá nhân các thế hệ cán bộ, công chức ngành Dự trữ Nhà nước đã được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, trong năm 2016 Tổng cục Dự trữ Nhà nước vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ hai, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng vào đúng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành.
Giờ đây, tầm vóc và vị thế của ngành Dự trữ Nhà nước được nâng lên, nhiệm vụ và trách nhiệm được Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính giao ngày càng nặng nề hơn, nhưng với lòng yêu ngành, yêu nghề, với tinh thần trách nhiệm cao, ở chặng đường mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Dự trữ Nhà nước sẽ tiếp tục phấn đấu, tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của ngành./.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao: Cần chú trọng tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa - xã hội  (23/01/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16-01 đến ngày 22-01-2017)  (23/01/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-01-2017  (23/01/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gia đình chính sách tỉnh Quảng Nam  (22/01/2017)
Đại sứ quán Việt Nam ở Hoa Kỳ tổ chức mừng Xuân cùng cộng đồng  (22/01/2017)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên