Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác và quản lý biên giới chung
21:24, ngày 05-01-2017
Ngày 05-01-2017, tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra cuộc họp thường niên lần thứ 26 giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào.
Đoàn Việt Nam do đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào do đồng chí Saleumsay Kommasith, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn, với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới hai nước.
Tại cuộc họp, trong không khí chân thành, hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, hai bên đã kiểm điểm việc tổ chức thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước và Biên bản Cuộc họp thường niên lần thứ 25 trong năm 2016 vừa qua.
Hai bên nhấn mạnh thời gian qua, các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng của Việt Nam và Lào đã thực hiện tốt chế độ giao ban định kỳ, tuần tra song phương, chia sẻ thông tin, triển khai hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ đường biên, mốc quốc giới; phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tội phạm ma túy; qua đó góp phần tích cực vào việc giữ vững chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới giữa hai nước.
Hai bên đã cùng nhau rà soát các nội dung còn lại của Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; khẳng định những tiến triển trong hợp tác, hỗ trợ phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch… giữa các địa phương biên giới hai nước; ghi nhận kết quả bước đầu trong việc thực hiện Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; đánh giá tích cực mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” hiện đang áp dụng thí điểm ở cửa khẩu Lao Bảo-Densavan.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những phát triển mới trong hợp tác về mọi mặt giữa các địa phương biên giới hai nước; biểu dương những nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương biên giới trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới và hợp tác phát triển giữa các địa phương hai bên đường biên giới. Trên cơ sở phân tích, xác định rõ những hạn chế, tồn tại liên quan đến công tác biên giới giữa hai nước, hai bên nhất trí phương hướng và biện pháp hợp tác trong năm 2017, trong đó trọng tâm là sớm phê chuẩn Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và lực lượng chức năng trong quản lý biên giới; tổng kết mô hình “một cửa, một lần dừng”; xây dựng, triển khai hiệu quả một số Hiệp định, Đề án quy hoạch, phát triển cửa khẩu, kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại biên giới; triển khai hiệu quả Thỏa thuận di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.
Hai bên khẳng định Việt Nam và Lào đã có hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa hai nước dọc theo đường biên giới; nhất trí cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng, chú trọng đối tượng là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác biên giới, cư dân hai bên biên giới, nhất là già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào việc giữ gìn ổn định, trật tự, trị an và phát triển ở vùng biên giới.
Kết thúc cuộc họp, hai Trưởng đoàn Đại biểu biên giới đã ký biên bản cuộc họp và nhất trí cuộc họp thường niên lần thứ 27 Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 12-2017./.
Tại cuộc họp, trong không khí chân thành, hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, hai bên đã kiểm điểm việc tổ chức thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước và Biên bản Cuộc họp thường niên lần thứ 25 trong năm 2016 vừa qua.
Hai bên nhấn mạnh thời gian qua, các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng của Việt Nam và Lào đã thực hiện tốt chế độ giao ban định kỳ, tuần tra song phương, chia sẻ thông tin, triển khai hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ đường biên, mốc quốc giới; phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tội phạm ma túy; qua đó góp phần tích cực vào việc giữ vững chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới giữa hai nước.
Hai bên đã cùng nhau rà soát các nội dung còn lại của Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; khẳng định những tiến triển trong hợp tác, hỗ trợ phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch… giữa các địa phương biên giới hai nước; ghi nhận kết quả bước đầu trong việc thực hiện Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; đánh giá tích cực mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” hiện đang áp dụng thí điểm ở cửa khẩu Lao Bảo-Densavan.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những phát triển mới trong hợp tác về mọi mặt giữa các địa phương biên giới hai nước; biểu dương những nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương biên giới trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới và hợp tác phát triển giữa các địa phương hai bên đường biên giới. Trên cơ sở phân tích, xác định rõ những hạn chế, tồn tại liên quan đến công tác biên giới giữa hai nước, hai bên nhất trí phương hướng và biện pháp hợp tác trong năm 2017, trong đó trọng tâm là sớm phê chuẩn Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và lực lượng chức năng trong quản lý biên giới; tổng kết mô hình “một cửa, một lần dừng”; xây dựng, triển khai hiệu quả một số Hiệp định, Đề án quy hoạch, phát triển cửa khẩu, kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại biên giới; triển khai hiệu quả Thỏa thuận di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.
Hai bên khẳng định Việt Nam và Lào đã có hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa hai nước dọc theo đường biên giới; nhất trí cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng, chú trọng đối tượng là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác biên giới, cư dân hai bên biên giới, nhất là già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào việc giữ gìn ổn định, trật tự, trị an và phát triển ở vùng biên giới.
Kết thúc cuộc họp, hai Trưởng đoàn Đại biểu biên giới đã ký biên bản cuộc họp và nhất trí cuộc họp thường niên lần thứ 27 Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 12-2017./.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Cộng hòa Czech  (05/01/2017)
Công đoàn phải thực sự của người lao động, hoạt động vì người lao động  (05/01/2017)
Sợi dây gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ  (05/01/2017)
Bộ Quốc phòng gặp mặt cán bộ cao cấp nghỉ hưu, nghỉ công tác  (05/01/2017)
Ban Đối ngoại Trung ương tăng cường công tác dự báo chiến lược  (05/01/2017)
Nga sẽ là một trong 7 điểm đến hấp dẫn cho đầu tư năm 2017  (05/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay