Đâu là điểm mới trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống đắc cử Donald Trump?
20:29, ngày 03-01-2017
TCCSĐT - Cuộc đua vào Nhà trắng đã kết thúc với thắng lợi thuyết phục của ứng viên đảng Cộng hòa. Ông Donald Trump sẽ là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và cũng là doanh nhân đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngồi trên chiếc ghế này vào ngày 20-01-2017. Giờ đây, giới chức Mỹ và dư luận lại tập trung vào một trong những cương lĩnh tranh cử của ông Trump, đó là cương lĩnh về chính sách đối ngoại để xem ông Trump sẽ “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” như thế nào.
Từ quan hệ đồng minh…
Theo giới quan sát, ngay từ khi hoạch chiến lược tranh cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã được coi là “ca cực lạ” trong lịch sử bầu cử Mỹ. Giới phân tích tin rằng, ông Donald Trump là người theo chủ nghĩa dân tộc, muốn lấy lòng dân và hứa hẹn chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích của nước Mỹ. Những phát ngôn của ông khiến không ít cử tri bị “sốc”.
Ông Donald Trump đã từng đặt câu hỏi: “Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia là những nước giàu, sao họ không trả tiền để đổi lại sự bảo vệ của Mỹ?”. Theo ông Donald Trump, thế giới ngày nay đang dựa dẫm quá nhiều vào ảnh hưởng và tiền bạc của Mỹ, trong khi đó Liên hợp quốc và NATO là hai tổ chức quá tốn kém. Ông chỉ trích NATO đã trở nên “lỗi thời” và tuyên bố sẽ buộc các nước này phải đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Theo ông, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương ứng.
Ông Donald Trump từng cảnh báo các đồng minh (Nhật, Hàn Quốc, Đức, và Arab Saudi) phải đóng góp nhiều hơn cho chi phí triển khai lực lượng quân đội Mỹ và các biện pháp phòng thủ khác ở những nước này. Ông thậm chí còn khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe, trong trường hợp quân đội Mỹ rút khỏi những nước này. Giới phân tích cho rằng, nếu ông Donald Trump làm đúng những gì tuyên bố khi tranh cử thì chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là “xa lánh đồng minh, tự cô lập mình và tạo lỗ hổng quyền lực lớn ở châu Á - Thái Bình Dương”, có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực khu vực trong tương lai.
Theo giới phân tích, ông Donald Trump không coi trọng những lợi ích mà nước Mỹ có được từ làn sóng đầu tư do hội nhập châu Âu cũng như an ninh xuyên Đại Tây Dương, những mâu thuẫn về chính sách thuế với châu Âu sẽ nảy sinh, thay vì các cuộc đàm phán để thúc đẩy Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương. Trước đó, trong cuộc tranh luận lần thứ 3, diễn ra tối 19-10-2016, tại trường Đại học Nevada ở Las Vegas, ông đã có ý kiến tương tự khi tuyên bố rằng, ông có thể rũ bỏ trách nhiệm bảo vệ các đồng minh, nếu họ không đóng góp nhiều hơn cho NATO.
Bình luận về những tuyên bố này của ông Donald Trump, nhà phân tích Janathan Pollack của Viện Brookings nói: ông “lo ngại sâu sắc về cái mà một nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump sẽ để lại”, còn nhà nghiên cứu Robert Manning của Viện Atlantic thì cho rằng ông Donald Trump “về cơ bản là không hiểu gì về các đồng minh của Mỹ”.
Đến quan hệ với các đối tác…
Với Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã có những tuyên bố rất cứng rắn đối với nước này khi cáo buộc Trung Quốc “thao túng đồng tiền”, đồng thời tuyên bố sẽ “thay đổi luật sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi bất công, phi pháp của công ty Trung Quốc” ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những chỉ trích này chủ yếu tập trung vào thương mại, chứ không phải về quân sự.
Với Liên bang Nga, theo giới quan sát, ông Donald Trump luôn bộc lộ sự yêu thích và ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủng hộ các phong trào dân túy ở châu Âu. Ông từng tuyên bố muốn “hâm nóng” quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông cũng đã gây “sốc” khi tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo tốt hơn Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong quá trình tranh cử ông Donald Trump còn khẳng định ông Putin hiện đang “điều hành nước Nga rất tuyệt vời”. Hồi cuối năm ngoái, ông Donald Trump còn nói mình rất vinh dự khi được nhà lãnh đạo Nga khen ngợi là “một nhân vật tài năng”.
Với Mexico, ông Donald Trump chủ trương xây bức tường dọc theo biên giới Mexico và buộc nước này phải trả tiền cho việc làm đó. Ông cũng chủ trương trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có nhiều người Mexico. Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump còn tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định NAFTA mà cả Mỹ và Mexico đều là thành viên. Để ngăn chặn nạn nhập cảnh bất hợp pháp, ông Donald Trump sẽ cho tăng số nhân viên kiểm tra di dân và thuế quan lên gấp 3 lần và thêm 5.000 nhân viên tuần tra biên giới.
Về quan hệ kinh tế đối ngoại, ông Donald Trump chủ trương áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, nên ông quyết liệt phản đối TPP vì cho rằng nó không mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như sẽ cướp đi việc làm của người Mỹ. Theo tân Tổng thống Mỹ, “Hiệp định TPP là cuộc tấn công giới doanh nghiệp Mỹ. Nó không làm ngưng sự thao túng tiền tệ của Nhật Bản”, nó khiến dân Mỹ mất việc làm và hàng hóa ngoại rẻ hơn sẽ lấn át hàng nội địa Mỹ. Theo giới phân tích trong chính sách kinh tế đối ngoại của ông Donald Trump khi trở thành Tổng thống thì điều đầu tiên ông làm là hủy bỏ cam kết TPP.
Và với các “điểm nóng”…
Với chính sách Trung Đông, ông Donald Trump sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông “nóng bỏng” với cuộc khủng hoảng Syria kéo dài đã hơn 5 năm qua, nhưng chưa tìm được lối thoát, tình hình Yemen và tiến trình hòa bình Israel - Palestine vẫn chưa thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Ông Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân được ký kết với Iran, điều này có thể sẽ đẩy khu vực Trung Đông tới nguy cơ khủng hoảng.
Ông còn chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sản sinh ra IS và gây bất ổn Trung Đông. Ông Donald Trump cho rằng chính Tổng thống Obama và bà Clinton đã tạo điều kiện cho Iran trở thành một thế lực thống trị ở Trung Đông, vì thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5+1 đã khiến Tehran không còn phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Với chính sách chống chủ nghĩa khủng bố, ông Donald Trump đưa ra giải pháp sẽ triệt phá nguồn cung cấp dầu mỏ của IS và khẳng định nước Mỹ cần truy quét cả gia đình của những thành viên IS, khi đưa ra tuyên bố: “Tôi sẽ ném bom đến tận cùng để tiêu diệt IS”.
Với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, theo giới phân tích dự đoán, ông Donald Trump có thể sẽ theo đuổi các biện pháp mềm mỏng hơn, bởi ông đã từng đề cập đến khả năng đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hoặc tác động để Trung Quốc can thiệp. Ông Donald Trump cũng tuyên bố sẽ sử dụng “đòn bẩy kinh tế của Mỹ” nhằm thuyết phục Trung Quốc kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.
Vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông, trong khi tranh cử ông Donald Trump đã công kích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Trump, để có thể dồn ép, buộc Trung Quốc phải trả giá cho những hành động phiêu lưu trên biển, Mỹ phải “tăng cường sức mạnh quân sự và triển khai sức mạnh đó một cách thích hợp đến Biển Đông và Hoa Đông”. Ông Donald Trump cho rằng những hành động nêu trên sẽ “ngăn cản chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của Mỹ ở châu Á”, nhấn mạnh rằng “sự hiện diện quân sự mạnh sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước châu Á cũng như toàn thế giới biết rằng Mỹ đã trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu”.
Như vậy, việc ông Donald Trump trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà trắng đã khép lại cuộc tranh đua quyết liệt, gay cấn và nhiều kịch tính giữa hai ứng viên của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa. Với một Tổng thống - doanh nhân - tỷ phú, ông Donald Trump vừa phản ánh tâm trạng muốn thay đổi của đa số người dân Mỹ, vừa gây quan ngại cho các chính giới và dư luận bởi những chính sách mới (khác thường) của tân Tổng thống.
Tuy nhiên, theo giới phân tích để trở thành “Tổng thống của mọi người dân Mỹ” và đưa nước Mỹ “trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu” như ông khẳng định thì chắc chắn Tổng thống đắc cử mới này của Mỹ sẽ phải thực hiện cương lĩnh tranh cử của mình một cách thông minh nhất. Vì thế, “nước Mỹ vĩ đại trở lại” như thế nào vẫn còn đang là câu chuyện ở phía trước./.
Theo giới quan sát, ngay từ khi hoạch chiến lược tranh cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã được coi là “ca cực lạ” trong lịch sử bầu cử Mỹ. Giới phân tích tin rằng, ông Donald Trump là người theo chủ nghĩa dân tộc, muốn lấy lòng dân và hứa hẹn chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích của nước Mỹ. Những phát ngôn của ông khiến không ít cử tri bị “sốc”.
Ông Donald Trump đã từng đặt câu hỏi: “Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia là những nước giàu, sao họ không trả tiền để đổi lại sự bảo vệ của Mỹ?”. Theo ông Donald Trump, thế giới ngày nay đang dựa dẫm quá nhiều vào ảnh hưởng và tiền bạc của Mỹ, trong khi đó Liên hợp quốc và NATO là hai tổ chức quá tốn kém. Ông chỉ trích NATO đã trở nên “lỗi thời” và tuyên bố sẽ buộc các nước này phải đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Theo ông, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương ứng.
Ông Donald Trump từng cảnh báo các đồng minh (Nhật, Hàn Quốc, Đức, và Arab Saudi) phải đóng góp nhiều hơn cho chi phí triển khai lực lượng quân đội Mỹ và các biện pháp phòng thủ khác ở những nước này. Ông thậm chí còn khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe, trong trường hợp quân đội Mỹ rút khỏi những nước này. Giới phân tích cho rằng, nếu ông Donald Trump làm đúng những gì tuyên bố khi tranh cử thì chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là “xa lánh đồng minh, tự cô lập mình và tạo lỗ hổng quyền lực lớn ở châu Á - Thái Bình Dương”, có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực khu vực trong tương lai.
Theo giới phân tích, ông Donald Trump không coi trọng những lợi ích mà nước Mỹ có được từ làn sóng đầu tư do hội nhập châu Âu cũng như an ninh xuyên Đại Tây Dương, những mâu thuẫn về chính sách thuế với châu Âu sẽ nảy sinh, thay vì các cuộc đàm phán để thúc đẩy Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương. Trước đó, trong cuộc tranh luận lần thứ 3, diễn ra tối 19-10-2016, tại trường Đại học Nevada ở Las Vegas, ông đã có ý kiến tương tự khi tuyên bố rằng, ông có thể rũ bỏ trách nhiệm bảo vệ các đồng minh, nếu họ không đóng góp nhiều hơn cho NATO.
Bình luận về những tuyên bố này của ông Donald Trump, nhà phân tích Janathan Pollack của Viện Brookings nói: ông “lo ngại sâu sắc về cái mà một nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump sẽ để lại”, còn nhà nghiên cứu Robert Manning của Viện Atlantic thì cho rằng ông Donald Trump “về cơ bản là không hiểu gì về các đồng minh của Mỹ”.
Đến quan hệ với các đối tác…
Với Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã có những tuyên bố rất cứng rắn đối với nước này khi cáo buộc Trung Quốc “thao túng đồng tiền”, đồng thời tuyên bố sẽ “thay đổi luật sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi bất công, phi pháp của công ty Trung Quốc” ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những chỉ trích này chủ yếu tập trung vào thương mại, chứ không phải về quân sự.
Với Liên bang Nga, theo giới quan sát, ông Donald Trump luôn bộc lộ sự yêu thích và ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủng hộ các phong trào dân túy ở châu Âu. Ông từng tuyên bố muốn “hâm nóng” quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông cũng đã gây “sốc” khi tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo tốt hơn Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong quá trình tranh cử ông Donald Trump còn khẳng định ông Putin hiện đang “điều hành nước Nga rất tuyệt vời”. Hồi cuối năm ngoái, ông Donald Trump còn nói mình rất vinh dự khi được nhà lãnh đạo Nga khen ngợi là “một nhân vật tài năng”.
Với Mexico, ông Donald Trump chủ trương xây bức tường dọc theo biên giới Mexico và buộc nước này phải trả tiền cho việc làm đó. Ông cũng chủ trương trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có nhiều người Mexico. Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump còn tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định NAFTA mà cả Mỹ và Mexico đều là thành viên. Để ngăn chặn nạn nhập cảnh bất hợp pháp, ông Donald Trump sẽ cho tăng số nhân viên kiểm tra di dân và thuế quan lên gấp 3 lần và thêm 5.000 nhân viên tuần tra biên giới.
Về quan hệ kinh tế đối ngoại, ông Donald Trump chủ trương áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, nên ông quyết liệt phản đối TPP vì cho rằng nó không mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như sẽ cướp đi việc làm của người Mỹ. Theo tân Tổng thống Mỹ, “Hiệp định TPP là cuộc tấn công giới doanh nghiệp Mỹ. Nó không làm ngưng sự thao túng tiền tệ của Nhật Bản”, nó khiến dân Mỹ mất việc làm và hàng hóa ngoại rẻ hơn sẽ lấn át hàng nội địa Mỹ. Theo giới phân tích trong chính sách kinh tế đối ngoại của ông Donald Trump khi trở thành Tổng thống thì điều đầu tiên ông làm là hủy bỏ cam kết TPP.
Và với các “điểm nóng”…
Với chính sách Trung Đông, ông Donald Trump sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông “nóng bỏng” với cuộc khủng hoảng Syria kéo dài đã hơn 5 năm qua, nhưng chưa tìm được lối thoát, tình hình Yemen và tiến trình hòa bình Israel - Palestine vẫn chưa thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Ông Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân được ký kết với Iran, điều này có thể sẽ đẩy khu vực Trung Đông tới nguy cơ khủng hoảng.
Ông còn chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sản sinh ra IS và gây bất ổn Trung Đông. Ông Donald Trump cho rằng chính Tổng thống Obama và bà Clinton đã tạo điều kiện cho Iran trở thành một thế lực thống trị ở Trung Đông, vì thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5+1 đã khiến Tehran không còn phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Với chính sách chống chủ nghĩa khủng bố, ông Donald Trump đưa ra giải pháp sẽ triệt phá nguồn cung cấp dầu mỏ của IS và khẳng định nước Mỹ cần truy quét cả gia đình của những thành viên IS, khi đưa ra tuyên bố: “Tôi sẽ ném bom đến tận cùng để tiêu diệt IS”.
Với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, theo giới phân tích dự đoán, ông Donald Trump có thể sẽ theo đuổi các biện pháp mềm mỏng hơn, bởi ông đã từng đề cập đến khả năng đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hoặc tác động để Trung Quốc can thiệp. Ông Donald Trump cũng tuyên bố sẽ sử dụng “đòn bẩy kinh tế của Mỹ” nhằm thuyết phục Trung Quốc kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.
Vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông, trong khi tranh cử ông Donald Trump đã công kích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Trump, để có thể dồn ép, buộc Trung Quốc phải trả giá cho những hành động phiêu lưu trên biển, Mỹ phải “tăng cường sức mạnh quân sự và triển khai sức mạnh đó một cách thích hợp đến Biển Đông và Hoa Đông”. Ông Donald Trump cho rằng những hành động nêu trên sẽ “ngăn cản chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của Mỹ ở châu Á”, nhấn mạnh rằng “sự hiện diện quân sự mạnh sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước châu Á cũng như toàn thế giới biết rằng Mỹ đã trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu”.
Như vậy, việc ông Donald Trump trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà trắng đã khép lại cuộc tranh đua quyết liệt, gay cấn và nhiều kịch tính giữa hai ứng viên của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa. Với một Tổng thống - doanh nhân - tỷ phú, ông Donald Trump vừa phản ánh tâm trạng muốn thay đổi của đa số người dân Mỹ, vừa gây quan ngại cho các chính giới và dư luận bởi những chính sách mới (khác thường) của tân Tổng thống.
Tuy nhiên, theo giới phân tích để trở thành “Tổng thống của mọi người dân Mỹ” và đưa nước Mỹ “trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu” như ông khẳng định thì chắc chắn Tổng thống đắc cử mới này của Mỹ sẽ phải thực hiện cương lĩnh tranh cử của mình một cách thông minh nhất. Vì thế, “nước Mỹ vĩ đại trở lại” như thế nào vẫn còn đang là câu chuyện ở phía trước./.
Hội nghị lần thứ 11 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa VIII)  (03/01/2017)
Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong, đổi mới, giàu có của vùng Đông Nam bộ  (03/01/2017)
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình hiện nay  (03/01/2017)
Biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế  (03/01/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017  (03/01/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên