Cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng chống buôn lậu
Tại Hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2009 tổ chức sáng 21-3, đại tá Bùi Hà, Cục phó Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an cho biết, năm vừa qua lực lượng công an đã phát hiện và bắt giữ được 11.550 vụ vi phạm, 10.717 đối tượng, tăng 599 vụ so với năm 2007, tổng giá trị hàng hóa vi phạm thu giữ được lên đến 518 tỷ đồng, tăng 248 tỉ so với 2007.
Lý giải nguyên nhân tình trạng buôn bán, gian lận thương mại thời gian qua có chiều hướng gia tăng với tính chất phức tạp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đánh giá, do cơ cấu tổ chức của các cơ quan thực hiện công tác chống loại hình phạm pháp này ở các địa phương chưa thống nhất, đặc biệt có địa phương đặt cơ quan thường trực chống buôn lậu tại Chi cục quản lý thị trường, nhưng địa phương khác thì bộ phận này lại được đặt ở cơ quan khác. Điều này dẫn đến sự phối hợp giữa cơ quan chức năng ở Trung ương với địa phương, cũng như giữa các lực lượng chuyên ngành tại cơ sở bị hạn chế.
Bên cạnh đó, do nhận thức về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại chưa được quán triệt đầy đủ, toàn diện tới các cấp, ngành nên việc thực chỉ đạo thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi ngành có sự khác nhau. Có địa phương vì lợi ích cục bộ nên đã chưa thật sự tích cực chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu, dẫn đến việc hàng nhập lậu vẫn thường xuyên diễn ra.
Giải pháp để mặt trận chống buôn lậu, hàng giả bớt nóng bỏng
Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong năm 2009 tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như: - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, tung tin thất thiệt gây bất ổn định thị trường tại các cơ sở kinh doanh bán lẻ, trung tâm thương mại,, nhất là đối với những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, sắt thép, xi măng,... - Chống gian lận thương mại trong đo lường chất lượng xăn dầu, đề xuất biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ việc trao đổi hàng hóa qua đường tiểu ngạch và giữa các cư dân vùng biên giới. Tập trung kiểm tra, kiểm soát đồ chơi trẻ em có tính chất kích động bạo lực, pháo các loại, hàng điện tử, điện lạnh, vải ngoại, thuốc lá và rượu ngoại,... Về địa bàn, tập trung vào những địa bàn trọng điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, đặc biệt là các tỉnh biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Long An,... Giám sát chặt chẽ các đường mòn, lối mở nhất là ở các cửa klhẩu phụ, thường xuyên kiểm tra các chợ của địa phương dọc quốc lộ từ biên giới về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh;...
Nhiều ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo 127 Trung ương và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tham dự Hội nghị đều nhất trí cho rằng, cần có giải pháp kiên quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế chính sách để mặt trận chống buôn lậu, hàng giả hiện nay bớt nóng bỏng.
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng, cần quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả ngay tại thị trường nội địa, có như vậy công tác này tại các tuyến biên giới cũng sẽ giảm nhiều.
Chia sẻ quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng phân tích, việc buôn lậu, làm hàng giả nhập khẩu thường phải gắn với việc chuyển tiền, trong khi công tác chống buôn lậu hiện nay mới chỉ tập trung vào việc bắt giữ, xử lý hàng hóa vi phạm mà ít quan tâm đến hình thức liên lạc giao dịch hàng hóa buôn lậu, phương thức chuyển tiền của các đối tượng buôn lậu. Ông Tưởng cho rằng, nếu kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán của các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả thì sẽ góp phần giảm đáng kể khả năng thực hiện buôn bán lậu hàng qua biên giới.
Bà Nhữ Thị Hồng Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh có số tiền thu được từ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cao nhất cả nước với gần 200 tỉ đồng, cho rằng, điều quan trọng trong công tác chống loại hình tội phạm phức tạp này là rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, giữa các lực lượng trong mặt trận này. Cũng nhờ phối hợp tốt, kết hợp nắm bắt thông tin kịp thời nên thời gian qua Quảng Ninh đã ngăn chặn được nhiều vụ buôn lâu, gian lận thương mại lớn.
Cũng theo bà Nhữ Thị Hồng Liên, cần đầu tư thêm về nhân lực và vật lực cho công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, bởi quy mô, tính chất các vụ buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng phức tạp, lực lượng chuyên ngành thực hiện công tác này thực sự còn gặp nhiều khó khăn.
Đại tá Bùi Hà cho rằng, cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật để các lực lượng thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả, chống gian lận thương mại có đầy đủ công cụ pháp lý, chủ động triển khai công tác. Đại tá Bùi Hà nêu một số vướng mắc, bất cập về cơ chế xử lý động vật hoang dã, thuốc bảo vệ thực vật giả sau khi bị bắt giữ hiện còn chưa hợp lý; phương tiện kỹ thuật tác nghiệp của lực lượng chống buôn lậu còn thiếu,...
Nhất trí cho rằng trang thiết bị của lực lượng chức năng chống buôn lậu thời gian qua còn khá khiêm tốn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, mặc dù Chính phủ rất quan tâm đầu tư các thiết bị, đặc biệt là thiết bị chuyên dùng cho lực lượng này, tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cũng còn hạn chế.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cần sớm hoàn thiện quy chế trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng chức năng chống buôn lậu trình Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ động nắm chắc tình hình cung cầu hàng hóa của các đơn vị kinh doanh, đặc biệt là tập trung các mặt hàng thiết yếu. Các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, tăng cường phối hợp giữa địa phưuơng, lực lượng bảo vệ biên giới với cả các nước láng giềng để ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, chuyển tải quá cảnh, lợi dụng tạm nhập tái xuất để buôn lậu.
Kinh tế thế giới lún sâu hơn vào suy thoái  (21/03/2009)
Xây dựng Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025  (21/03/2009)
Xây dựng Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025  (21/03/2009)
Thủ tướng thăm và làm việc với bốn tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ  (21/03/2009)
Không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc  (21/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay