Thủ tướng yêu cầu VASS đề xuất cơ chế chính sách hữu hiệu hơn
Sáng 27-12, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) - nơi hội tụ và kết tinh tinh hoa trí tuệ của giới khoa học xã hội nhân văn cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các nhà khoa học Việt Nam vừa là nhà khoa học tốt vừa là nhà tư vấn tốt.
Là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2016, VASS đã chủ động thực hiện công tác nghiên cứu các nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ, bám sát việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Theo đánh giá chung, với phương châm hành động “Dân chủ, kỷ cương, Sáng tạo và Phát triển”, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của VASS đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được triển khai đúng kế hoạch với tinh thần chủ động, sáng tạo. Các đề tài nghiên cứu đã bám sát yêu cầu của đời sống, gắn với các yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Chất lượng tư vấn chính sách tiếp tục được nâng cao, bên cạnh các nghiên cứu cơ bản là các phát hiện nhanh nhạy, cập nhật; góp phần cung cấp nhiều luận cứ khoa học quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ghi nhận và đánh giá cao thành tựu trong công tác của VASS, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ VASS thường xuyên là nơi cung cấp tư vấn độc lập và khách quan cho Đảng, Chính phủ về những vấn đề liên quan đến khoa học xã hội quốc gia. Một trong những sứ mạng của Viện là thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học xã hội Việt Nam, đóng góp có ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng tri thức của nhân loại, tạo ra các giá trị học thuật mang tầm thời đại đưa nền khoa học Việt Nam ngang tầm quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ trải qua 63 năm ra đời và phát triển, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của VASS với quy mô không thua kém các cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội của các nước tiên tiến trên thế giới cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ.
Nhìn nhận kết quả công tác của VASS, Thủ tướng cho rằng trước yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đặt ra của Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu quan trọng, qua đó góp phần đưa ra nhiều gợi ý chính sách cho Đảng, Chính phủ liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và xã hội.
Các nghiên cứu khoa học nhân văn của Viện đã góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa, tri thức, giá trị nhân văn Việt Nam. Trong hoạt động tư vấn chính sách, nhiều nghiên cứu của Viện đã góp phần tư vấn, tham mưu cho việc hoạch định chính sách xã hội của Đảng, Chính phủ, nhất là những vấn đề liên quan đến an ninh, chủ quyền quốc gia.
Đặt vấn đề phát triển VASS trước bối cảnh mới của đất nước, Thủ tướng cho rằng tập thể cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu của Viện cần phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Chỉ ra 4 yêu cầu cho định hướng phát triển của VASS, Thủ tướng đề nghị bên cạnh công tác nghiên cứu, Viện phải luôn kịp thời nắm bắt nhịp thở của cuộc sống, của xã hội và thế giới cũng như Việt Nam, đồng thời đầu tư thỏa đáng các số liệu dự báo có độ tin cậy cao, có các tư vấn đúng và trúng chính sách quản lý, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Song song với nghiên cứu cần đánh giá, áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học nhân loại vào việc giải quyết các bài toán thực tế Việt Nam như sự phân cách giàu nghèo, vấn đề gia đình, đạo đức trong kinh tế thị trường...
"VASS phải là địa chỉ đỏ để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến đặt hàng giải quyết các bài toán mang tính xã hội cũng như là nơi cung cấp thông tin chuẩn mực về quan điểm của Đảng, Nhà nước một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác", Thủ tướng mong muốn.
Thủ tướng cũng chỉ đạo VASS tiếp tục tinh gọn bộ máy, áp dụng cơ chế quản trị tiên tiến, phù hợp để thu hút nhân tài, phát huy tối đa nội lực, mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập có hiệu quả vào chuỗi giá trị tri thức nhân loại, không hành chính hóa các nhà khoa học.
Từ những định hướng lớn đó, Thủ tướng cũng nêu ra 5 đặt hàng đối với đội ngũ những nhà khoa học của VASS. Thủ tướng đề nghị Viện nghiên cứu đề xuất giải pháp cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết tốt bài toán chuyển dịch lao động; nghiên cứu đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn từng vùng, miền để xây dựng chính sách phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Thủ tướng cũng ra đầu bài cho Viện làm sao để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng và tập hợp luận cứ khoa học mang tính thuyết phục cao để làm cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Cho biết năm 2016 lần đầu tiên Việt Nam đạt con số trên 110.000 doanh nghiệp được thành lập, Thủ tướng đề nghị VASS đề xuất cơ chế chính sách hữu hiệu hơn, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đưa Việt Nam đạt mục tiêu có trên 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Thủ tướng cũng đề nghị VASS và VAST (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cần phối hợp chặt chẽ, phải là đối tác tương tác cùng nhau như răng với môi. Về bản chất, khoa học xã hội và khoa học công nghệ là hai mặt của một vấn đề, có những giao thoa cần sự tương tác sâu sắc, Thủ tướng phân tích.
Chia sẻ những trăn trở của Chính phủ đối với sự nghiệp khoa học của nước nhà, Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học Việt Nam vừa là nhà khoa học tốt nhưng cũng vừa là nhà tư vấn tốt.
Muốn vậy cần có sự thay đổi tư duy, kỹ năng và phong cách làm việc để bắt kịp với kinh tế thị trường để từ những nghiên cứu của Viện sẽ có nhiều nhà khởi nghiệp thành công ở trong nước và quốc tế./.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 5  (27/12/2016)
Cần có chính sách để thu hút nhiều hơn kiều bào trở về quê hương  (27/12/2016)
Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên  (27/12/2016)
Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên  (27/12/2016)
Hội nghị Hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016  (27/12/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-12 đến ngày 25-12-2016)  (27/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên