Hội nghị Hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016
TCCSĐT - Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, chiều 27-12-2016, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ trì tổ chức “Hội nghị Hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016”.
Các đồng chí: Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Với vị trí, vai trò là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ của quốc gia; là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã và đang nỗ lực phấn đấu, phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, du lịch, giao thông, y tế, nguồn nhân lực chất lượng cao,... để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Đặc biệt, năm 2016, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 và nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, thách thức đan xen, nhưng với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phát huy tính năng động, sáng tạo, tận dụng tiềm năng, lợi thế, tăng cường hợp tác, phát triển đạt được một số kết quả quan trọng; từng bước khẳng định được vị thế của vùng là đầu tàu kinh tế khu vực miền Bắc.
Theo Báo cáo kết quả hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2016, kế hoạch điều phối phát triển vùng giai đoạn 2017 - 2020, trong giai đoạn 2011 - 2015, về nông nghiệp, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thường xuyên trao đổi thông tin về các cơ sở sản xuất, sản phẩm tiêu biểu, đặc sản vùng, miền; đồng thời đăng tải thông tin xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố đã tích cực tham gia Ban Điều phối chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Qua đó, phối hợp đưa nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn về Hà Nội tiêu thụ. Cùng với đó, các tỉnh, thành phố trong vùng đã cùng nhau phối hợp kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và phát triển hệ thống công trình thủy lợi tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; phòng, chống lụt, bão; khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, tài nguyên cát trên sông,…
Trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào việc thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm nông nghiệp an toàn, đặc sản vùng, miền, các cơ sở sản xuất tiêu biểu của các địa phương. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, quản lý bảo vệ rừng, kiểm tra hệ thống đê kè, thủy lợi, khai thác cát lòng sông đối với các tuyến sông cùng thuộc quản lý của các tỉnh, thành phố.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã tập trung đánh giá kết quả hợp tác vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2016; trình bày tham luận về các giải pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả của hoạt động hợp tác trong vùng; biểu quyết bầu ra Chủ tịch Hội đồng vùng nhiệm kỳ mới (2017 - 2018); thông qua và ký kết Kế hoạch điều phối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2017 - 2020 và Biên bản Hội nghị hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016. Mười lăm tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô ký Biên bản hợp tác giai đoạn 2017 - 2020.
Hội nghị Hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016 đã khẳng định sự nghiêm túc của các địa phương trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác một cách toàn diện, chặt chẽ, sâu rộng, quyết tâm phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội trở thành đầu tàu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-12 đến ngày 25-12-2016)  (27/12/2016)
Sáp nhập quận, bộ máy chính quyền tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn  (27/12/2016)
Thủ tướng “đặt hàng” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam  (27/12/2016)
Một bộ luật và 6 luật có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2017  (27/12/2016)
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tạo động lực cho nền kinh tế  (27/12/2016)
Kỷ niệm 185 năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh  (27/12/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên