Không để nhóm lợi ích chi phối quá trình xây dựng thể chế
22:13, ngày 15-12-2016
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế phải giám sát, kiểm tra, kiên quyết không để nhóm lợi ích chi phối; đồng thời, rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân...
Trong năm qua, công tác cải cách hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Các nội dung cải cách hành chính đạt được kết quả tích cực góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực được đơn giản, thuận lợi; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; tiêu chí thành lập các tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được xác định cụ thể; việc tinh giản biên chế bước đầu đạt kết quả.
Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế: Việc thực hiện thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn bất cập, phiền hà. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý của nhiều Bộ, cơ quan, địa phương về kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm, xác định trách nhiệm và xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm...
Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển đất nước, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung cải cách hành chính theo các mục tiêu đã đặt ra, bảo đảm hiệu quả của cải cách hành chính song vẫn đạt được mục tiêu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Quá trình xây dựng thể chế phải được giám sát, kiểm tra, kiên quyết không để nhóm lợi ích chi phối và chống được lợi ích nhóm; tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; công bố công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; kiên quyết loại bỏ tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Tăng cường kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo đảm bộ máy tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, giải quyết chồng chéo và thống nhất đầu mối quản lý nhà nước; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; thực hiện đồng bộ các giải pháp để tinh giản biên chế.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trọng tâm là công tác bổ nhiệm, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trên cơ sở đó tổng hợp số liệu chính xác, thực chất về công tác đánh giá và phân loại; kiên quyết miễn nhiệm, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức.../.
Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế: Việc thực hiện thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn bất cập, phiền hà. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý của nhiều Bộ, cơ quan, địa phương về kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm, xác định trách nhiệm và xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm...
Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển đất nước, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung cải cách hành chính theo các mục tiêu đã đặt ra, bảo đảm hiệu quả của cải cách hành chính song vẫn đạt được mục tiêu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Quá trình xây dựng thể chế phải được giám sát, kiểm tra, kiên quyết không để nhóm lợi ích chi phối và chống được lợi ích nhóm; tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; công bố công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; kiên quyết loại bỏ tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Tăng cường kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo đảm bộ máy tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, giải quyết chồng chéo và thống nhất đầu mối quản lý nhà nước; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; thực hiện đồng bộ các giải pháp để tinh giản biên chế.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trọng tâm là công tác bổ nhiệm, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trên cơ sở đó tổng hợp số liệu chính xác, thực chất về công tác đánh giá và phân loại; kiên quyết miễn nhiệm, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức.../.
Tổng thống Putin ghi nhận chuyển biến rõ rệt trong quan hệ Nga-Nhật  (15/12/2016)
Khôi phục quyền lợi cho 13.600 công dân qua giải quyết khiếu nại  (15/12/2016)
Iran và Indonesia tăng cường hợp tác kinh tế song phương  (15/12/2016)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Mozambique  (15/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay