Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020
23:37, ngày 07-12-2016
TCCSĐT - Chiều 06-12-2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sau 15 năm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX, doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh về số lượng, đặc biệt là những doanh nhiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ.
Tuy vậy, quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này thấp so với nguồn lực đang nắm giữ; việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ở nhiều bộ, địa phương và tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa đạt kế hoạch phê duyệt…
Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước nhất trí kiến nghị tạo lập môi trường để doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đặc biệt, khi xem xét, đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần đánh giá tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; nhấn mạnh sự quyết liệt và trách nhiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp trong tiến hành cổ phần hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích của Nhà nước và người lao động khi bán cổ phần...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đột xuất của năm 2017 của tất cả cán bộ, đảng viên. Thủ tướng nêu 3 yêu cầu lớn về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là: cần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cổ phần hóa và tạo môi trường cạnh tranh, cả thị trường đầu vào và đầu ra trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; khu vực doanh nghiệp nhà nước phải nhỏ đi, từng doanh nghiệp nhà nước phải mạnh nhưng hiệu quả phải cao hơn. Vốn nhà nước phải phát huy tác dụng tốt hơn; phải cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, giải phóng nguồn lực, để tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững hơn.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2016-2020, cần triển khai ba nhiệm vụ:
Thứ nhất, phải xác định lĩnh vực nào Nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nào Nhà nước cần rút. Theo đó, lĩnh vực công ích và một số lĩnh vực thất bại thị trường, tức là lĩnh vực không ai làm hoặc độc quyền tự nhiên… thì Nhà nước nắm giữ và có vai trò chi phối. Những lĩnh vực còn lại, Nhà nước cần rút ra theo tỷ lệ phù hợp hoặc 100% để thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Trên cơ sở các lĩnh vực này, phải xác định danh mục doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ 100%, Nhà nước cần chi phối hay Nhà nước cần thoái vốn hoàn toàn.
Phải lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết tốt những vướng mắc, mâu thuẫn có thể là rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa. Giao trách nhiệm cá nhân cho lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện được lộ trình như trên trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa. Bộ nào, chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn nào không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý trách nhiệm.
Thứ hai, trong quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, mục tiêu quan trọng nhất là phải bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước, nghĩa là bán đúng giá trị thị trường thời điểm bán. Trong quá trình cổ phần hóa, phải tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát, kiểm toán để không thất thoát vốn doanh nghiệp nhà nước. Có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất, quy định trách nhiệm thực hiện cam kết của cổ đông chiến lược...
Thứ ba, việc đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% hoặc giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, không quản lý được vì phải thực hiện nhiều mục tiêu đan xen, thậm chí mâu thuẫn nhau. Vì vậy, cần làm rõ mục tiêu chính sách và mục tiêu kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Đó là căn cứ để doanh nghiệp nhà nước hoạt động và hạch toán, tức không nhập nhèm nhiệm vụ chính sách và kinh doanh.
Thủ tướng cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu về vấn đề này và ký sửa đổi Quyết định số 37 của Thủ tướng về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ngay sau Hội nghị này./.
Năm 2001, cả nước có khoảng 6.000
doanh nghiệp nhà nước, thì đến năm 2011, có 1.369 doanh nghiệp nhà nước, và tính
đến hết tháng 10-2016, còn 718 doanh nghiệp nhà nước. Về cơ bản, doanh
nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an
ninh. Nếu thời điểm năm 2001, doanh nghiệp nhà nước dàn trải trên 60
ngành, lĩnh vực thì đến nay, chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực;
đại đa số có quy mô vừa và nhỏ. |
Phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần hóa làm ăn có lãi. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước tăng từ 810 nghìn tỷ đồng lên 1 triệu 234 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2015, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách; bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước.
Sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả tích cực, số doanh nghiệp sắp xếp đạt 96% kế hoạch, doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% kế hoạch của cả 5 năm. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động, ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả tích cực, số doanh nghiệp sắp xếp đạt 96% kế hoạch, doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% kế hoạch của cả 5 năm. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động, ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Tuy vậy, quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này thấp so với nguồn lực đang nắm giữ; việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ở nhiều bộ, địa phương và tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa đạt kế hoạch phê duyệt…
Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước nhất trí kiến nghị tạo lập môi trường để doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đặc biệt, khi xem xét, đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần đánh giá tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; nhấn mạnh sự quyết liệt và trách nhiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp trong tiến hành cổ phần hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích của Nhà nước và người lao động khi bán cổ phần...
Giai đoạn 2011-2015 thực hiện
Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã cơ bản không phát sinh thêm
các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ lớn như giai đoạn trước giống như
Vinashin, Xơ sợi Đình Vũ, Thép Thái Nguyên giai đoạn 2… |
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đột xuất của năm 2017 của tất cả cán bộ, đảng viên. Thủ tướng nêu 3 yêu cầu lớn về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là: cần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cổ phần hóa và tạo môi trường cạnh tranh, cả thị trường đầu vào và đầu ra trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; khu vực doanh nghiệp nhà nước phải nhỏ đi, từng doanh nghiệp nhà nước phải mạnh nhưng hiệu quả phải cao hơn. Vốn nhà nước phải phát huy tác dụng tốt hơn; phải cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, giải phóng nguồn lực, để tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững hơn.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2016-2020, cần triển khai ba nhiệm vụ:
Thứ nhất, phải xác định lĩnh vực nào Nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nào Nhà nước cần rút. Theo đó, lĩnh vực công ích và một số lĩnh vực thất bại thị trường, tức là lĩnh vực không ai làm hoặc độc quyền tự nhiên… thì Nhà nước nắm giữ và có vai trò chi phối. Những lĩnh vực còn lại, Nhà nước cần rút ra theo tỷ lệ phù hợp hoặc 100% để thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Trên cơ sở các lĩnh vực này, phải xác định danh mục doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ 100%, Nhà nước cần chi phối hay Nhà nước cần thoái vốn hoàn toàn.
Phải lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết tốt những vướng mắc, mâu thuẫn có thể là rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa. Giao trách nhiệm cá nhân cho lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện được lộ trình như trên trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa. Bộ nào, chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn nào không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý trách nhiệm.
Thứ hai, trong quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, mục tiêu quan trọng nhất là phải bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước, nghĩa là bán đúng giá trị thị trường thời điểm bán. Trong quá trình cổ phần hóa, phải tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát, kiểm toán để không thất thoát vốn doanh nghiệp nhà nước. Có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất, quy định trách nhiệm thực hiện cam kết của cổ đông chiến lược...
Thứ ba, việc đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% hoặc giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, không quản lý được vì phải thực hiện nhiều mục tiêu đan xen, thậm chí mâu thuẫn nhau. Vì vậy, cần làm rõ mục tiêu chính sách và mục tiêu kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Đó là căn cứ để doanh nghiệp nhà nước hoạt động và hạch toán, tức không nhập nhèm nhiệm vụ chính sách và kinh doanh.
Thủ tướng cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu về vấn đề này và ký sửa đổi Quyết định số 37 của Thủ tướng về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ngay sau Hội nghị này./.
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017  (07/12/2016)
Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021: Khí thế mới, quyết tâm mới  (07/12/2016)
Thủ tướng yêu cầu ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung  (07/12/2016)
Phó Thủ tướng: Kiên quyết miễn nhiệm cán bộ, công chức yếu kém  (07/12/2016)
Thủ tướng: Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân  (07/12/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu phụ nữ quân đội  (07/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên