Thủ tướng yêu cầu ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung
23:30, ngày 07-12-2016
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 2176/CĐ-TTg về ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Từ ngày 29-11 đến nay, tại các tỉnh miền Trung đã xảy ra liên tiếp các đợt mưa lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định làm nhiều người thiệt mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên tiếp tục lên, các sông ở Quảng Nam và Khánh Hòa có khả năng lên lại, tiếp tục xảy ra ngập lụt tại các khu vực thấp trũng ven sông, nhất là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.
Thủ tướng Chính phủ đã gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào và chính quyền các địa phương vùng bị ngập lũ.
Đây là đợt lũ lớn, đã kéo dài nhiều ngày, diễn biến mưa lũ còn phức tạp, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, đồng thời khắc phục nhanh hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh và các bộ, ngành có quan liên quan phối hợp chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, đồng thời chủ động khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, trong đó tập trung rà soát các khu vực còn bị ngập sâu, chia cắt, kiên quyết sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm không bảo đảm an toàn, nhất là đối với các hộ ở ven sông, vùng ngập sâu.
Các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là các hộ bị thiệt hại về người, mất nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát.
Các địa phương, bộ ngành triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; tăng cường vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp đi lại an toàn trong vùng ngập lũ, tránh tư tưởng chủ quan dẫn tới những thiệt hại đáng tiếc; huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường ngay sau khi lũ rút; chỉ đạo lực lượng y tế dự phòng triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và lực lượng y tế cơ sở sẵn sàng lực lượng, cơ số thuốc dự phòng, kịp thời xử lý hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để xảy ra lũ nhân tạo; vận hành an toàn hệ thống lưới điện và bảo đảm cung cấp điện; có phương án chủ động điều tiết thị trường, bảo đảm cung ứng các hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo địa phương kiểm tra, vận hành bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du; chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, phục hồi sản xuất ngay sau khi lũ rút.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính. Đồng thời, chủ động rà soát, xác định các công trình chưa phù hợp, gây cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn dân cư để có phương án khắc phục ngay sau lũ.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng phương tiện, lực lượng, chủ động tham gia hỗ trợ địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung phản ánh trên báo Pháp luật Việt Nam về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới. Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 02-12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.
Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sỹ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-12./.
Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên tiếp tục lên, các sông ở Quảng Nam và Khánh Hòa có khả năng lên lại, tiếp tục xảy ra ngập lụt tại các khu vực thấp trũng ven sông, nhất là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.
Thủ tướng Chính phủ đã gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào và chính quyền các địa phương vùng bị ngập lũ.
Đây là đợt lũ lớn, đã kéo dài nhiều ngày, diễn biến mưa lũ còn phức tạp, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, đồng thời khắc phục nhanh hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh và các bộ, ngành có quan liên quan phối hợp chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, đồng thời chủ động khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, trong đó tập trung rà soát các khu vực còn bị ngập sâu, chia cắt, kiên quyết sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm không bảo đảm an toàn, nhất là đối với các hộ ở ven sông, vùng ngập sâu.
Các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là các hộ bị thiệt hại về người, mất nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát.
Các địa phương, bộ ngành triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; tăng cường vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp đi lại an toàn trong vùng ngập lũ, tránh tư tưởng chủ quan dẫn tới những thiệt hại đáng tiếc; huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường ngay sau khi lũ rút; chỉ đạo lực lượng y tế dự phòng triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và lực lượng y tế cơ sở sẵn sàng lực lượng, cơ số thuốc dự phòng, kịp thời xử lý hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để xảy ra lũ nhân tạo; vận hành an toàn hệ thống lưới điện và bảo đảm cung cấp điện; có phương án chủ động điều tiết thị trường, bảo đảm cung ứng các hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo địa phương kiểm tra, vận hành bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du; chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, phục hồi sản xuất ngay sau khi lũ rút.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính. Đồng thời, chủ động rà soát, xác định các công trình chưa phù hợp, gây cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn dân cư để có phương án khắc phục ngay sau lũ.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng phương tiện, lực lượng, chủ động tham gia hỗ trợ địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung phản ánh trên báo Pháp luật Việt Nam về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới. Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 02-12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.
Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sỹ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-12./.
Phó Thủ tướng: Kiên quyết miễn nhiệm cán bộ, công chức yếu kém  (07/12/2016)
Thủ tướng: Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân  (07/12/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu phụ nữ quân đội  (07/12/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Thông tấn xã Pathết Lào  (07/12/2016)
Thủ tướng Modi: Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam  (07/12/2016)
Nghiên cứu xây dựng Vinh là thành phố thông minh, an toàn, hiện đại  (07/12/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên