Thủ tướng làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa
21:29, ngày 29-10-2016
Chiều tối 29-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay VINASME có 55 Hiệp hội cấp tỉnh/thành phố với 62.000 hội viên, hoạt động ở hầu khắp các lĩnh vực, ngành kinh tế đất nước.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước; trong đó, doanh nghiệp vừa chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6%, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng, là động lực của nền kinh tế, nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Hằng năm, các doanh nghiệp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% GDP cho nền kinh tế.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn ở thế giới và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.
Thủ tướng mong VINASME tiếp tục phát huy chức năng, củng cố tổ chức, đi vào những hoạt động thiết thực cho doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị Hiệp hội cần đề xuất Chính phủ, địa phương các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển sản xuất.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn theo dõi sát quá trình phát triển, ghi nhận và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng mong Hiệp hội hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển đất nước./.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước; trong đó, doanh nghiệp vừa chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6%, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng, là động lực của nền kinh tế, nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Hằng năm, các doanh nghiệp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% GDP cho nền kinh tế.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn ở thế giới và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.
Thủ tướng mong VINASME tiếp tục phát huy chức năng, củng cố tổ chức, đi vào những hoạt động thiết thực cho doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị Hiệp hội cần đề xuất Chính phủ, địa phương các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển sản xuất.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn theo dõi sát quá trình phát triển, ghi nhận và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng mong Hiệp hội hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển đất nước./.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Quy hoạch  (29/10/2016)
Các Chính sách có hiệu lực từ tháng 11-2016 và các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong Tháng 10-2016  (29/10/2016)
Thủ tướng chỉ đạo không để lạm phát vượt trần Quốc hội giao  (29/10/2016)
Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân lần thứ 18 tại Hà Nội  (29/10/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh: Vẫn còn nhiều rào cản đối với sự phát triển  (28/10/2016)
Hội nghị phổ biến Luật Báo chí năm 2016 khu vực phía Nam  (28/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên