Nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất chỉ tiêu kế hoạch năm 2016
Mở đầu họp báo, như thường lệ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trong 2 ngày 03 và 04-10 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Đây là phiên họp với khối lượng công việc rất lớn, đề cập 22 nội dung khác nhau, trong đó, Chính phủ dành một ngày họp về xây dựng thể chế; ngày thứ hai, bàn tập trung các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, trong đó có những nhóm giải pháp tích cực nhất, đột phá nhất để hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch 2016.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết đây là phiên họp Chính phủ thường kỳ rất quan trọng để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 9 tháng và nhiệm vụ giải pháp còn lại của 3 tháng cuối năm. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ định hướng chủ đề của phiên họp là phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững với sự nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch 2016. Đó là tăng trưởng 6,7% như Quốc hội đã ra nghị quyết. Đây cũng là phiên họp Chính phủ đóng góp dự thảo báo cáo đánh giá kinh tế-xã hội năm 2016 để sắp tới Chính phủ trình với Ban Chấp hành Trung ương và trình tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
Về tình hình kinh tế tháng 9 và 9 tháng đầu năm, các thành viên Chính phủ cho rằng kinh tế vĩ mô 9 tháng ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, tiếp tục đà tăng trưởng tốt, quý sau cao hơn quý trước và nhất là quý III đã tăng trưởng 6,4%, so với quý I tăng trưởng 5,48%, quý II tăng trưởng 5,78% thì tăng trưởng quý III có cải thiện đáng kể, đạt khoảng cách khá lớn so với quý II (0,68%). Nông nghiệp quý I tăng trưởng âm 1,23%, quý II tăng trưởng âm 0,18%, đến quý III đã có tăng trưởng dương 0,65%.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, thương mại toàn cầu đang giảm, trong nước chúng ta phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu là hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, thì với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của cộng đồng doanh nhân chúng ta đã đạt tăng trưởng 5,93% GDP trong 9 tháng. Đây là sự nỗ lực rất tích cực. Không khí làm việc, lao động, sản xuất ở mọi miền Tổ quốc, của các bộ, ngành, địa phương, các cấp, từ thành thị đến nông thôn, miền núi đều hết sức sôi động. Đây là cái được bền vững.
Thủ tướng đề ra quyết tâm cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tốt nhất. Tốt nhất là gì? Bộ trưởng Mai Tiễn Dũng lý giải: Tinh thần cao nhất là đạt mục tiêu Quốc hội giao 6,7% nhưng tình hình dự báo trong nước và quốc tế như thế thì khả năng đạt được 6,7% là rất khó. Nếu muốn đạt tăng trưởng 6,3% cả năm thì quý IV tăng trưởng phải là 7,1%. Nếu muốn đạt tăng trưởng 6,5% cả năm 2016 thì tăng trưởng quý IV phải là 7,7%. Còn nếu muốn đạt tăng trưởng theo kế hoạch là 6,7% cả năm 2016 thì quý IV phải đạt được mức tăng trưởng 8,3%. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn. Chính phủ đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành các mục tiêu nhưng quan trọng hơn hơn là chất lượng tăng trưởng chứ không phải số lượng tăng trưởng.
Trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ còn lại cuối năm 2016 rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu (Trong 13 chỉ tiêu, 9 tháng chúng ta đã hoàn thành và vượt 11 chỉ tiêu, còn lại 2 chỉ tiêu là tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Xuất khẩu là mục tiêu 7,5-8% nhưng 9 tháng chúng ta mới đạt 6,7%). Vì vậy, kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không chỉ quyết tâm mà phải có nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để đạt tăng trưởng cao nhất, với hành động năng động sáng tạo, kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ , Chủ tịch các địa phương phải thực sự có chương trình hành động cụ thể với kỷ cương, kỷ luật đã nêu tại phiên họp Chính phủ tháng 8. Từ đó, cần có sự chuyển động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, của cả bộ máy, nhất là tháo gỡ các rào cản cho sản xuất kinh doanh.
Về công tác xây dựng thể chế, trong 9 tháng qua công tác này đã được Chính phủ quan tâm và coi là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Vấn đề hoàn thiện thể chế và không để khoảng trống pháp lý là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ. Lần đầu tiên, Chính phủ khẳng định rằng không còn nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh. Theo kế hoạch chỉ còn 7 văn bản phải ban hành trước thời điểm 15-10. Thủ tướng yêu cầu phiên họp này phải kiểm điểm các bất cập tồn tại, nhất là vấn đề phản ứng trước chính sách, phản ứng trước yêu cầu của các daonh nghiệp, đặc biệt liên quan đến điều kiện kinh doanh theo kinh tế thị trường tại Việt Nam, những tác động của chính sách đã ban hành, những tác động cần tháo gỡ khó khăn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính ngân sách giai đoạn 2016-2020, dự thảo nghị định của Chính phủ về tự chủ các trường đại học, dự thảo nghị quyết của Chính phủ về giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp và các nội dung liên quan đến việc bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp thị thực điện tử... là những nội dung Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận.
Cũng tại phiên họp Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương.
Tại họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng giới thiệu sự ra mắt website của Chính phủ tương tác với doanh nghiệp. Thủ tướng giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp cùng các chuyên gia và các tổ công tác tiếp thu, lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp tới Chính phủ. Đây là website của Chính phủ với doanh nghiệp, tiến tới sẽ có website của Chính phủ với người dân. Như vậy sự thông tin tiếp cận của doanh nghiệp với Chính phủ và trả lời của Chính phủ được công khai, minh bạch. Ai cũng có quyền truy cập, xem tất cả nội dung tại website. Qua hệ thống này các kiến nghị của doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất - kinh doanh, đặc biệt các cơ chế, chính sách, các giao dịch, các chi phí trực tiếp… sẽ được các bộ, ngành, địa phương trả lời và Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác để đôn đốc kiểm tra và trả lời trực tiếp cho doanh nghiệp với danh nghĩa Chính phủ trả lời cho doanh nghiệp. Website này hoạt động từ 01-10-2016 tại địa chỉ: doanhnghiep.chinhphu.vn
Tiếp đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo./.
Giám sát chuyên đề hiệu quả chính sách phát triển khoa học công nghệ  (04/10/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Iran chào xã giao  (04/10/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường giám sát chính sách dân tộc  (04/10/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Tổng thống Nam Phi và Phó Chủ tịch Hạ viện Anh  (04/10/2016)
"Quốc hội Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữ tương đối cao so với Anh"  (04/10/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên