Tây Ban Nha có thể thành lập chính phủ mới phá vỡ bế tắc chính trị
Theo nhận định của giới quan sát, động thái này có thể sẽ mở đường cho việc thành lập chính phủ mới, qua đó phá vỡ bế tắc chính trị kéo dài suốt 9 tháng qua tại Tây Ban Nha.
Hơn 250 thành viên ban chấp hành liên bang PSOE đã nhóm họp để quyết định liệu có nên tổ chức cuộc bầu cử lãnh đạo mới theo đề xuất của Tổng Thư ký Pedro Sanchez, hay thay thế ông, sau khi nội bộ ban lãnh đạo đảng đã chia rẽ sâu sắc trong tuần qua với kết quả yếu kém trong các cuộc bầu cử địa phương mới đây cũng như tổng tuyển cử trước đó.
Sau cuộc họp kéo dài tới 10 giờ tại trụ sở đảng ở Madrid, ban chấp hành PSOE đã quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Sanchez, với kết quả là 107-132.
Ngay sau kết quả này, ông Sanchez đã tuyên bố từ chức. Cho đến khi có lãnh đạo mới, PSOE sẽ do một ban lãnh đạo lâm thời điều hành.
Theo giới quan sát, diễn biến nói trên có thể phá vỡ sự tê liệt chính trị hiện nay ở Tây Ban Nha, khi không thể có được một chính phủ đầy đủ chức năng trong suốt 9 tháng qua với hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức mà không chính đảng nào giành được đa số tuyệt đối.
Đảng Bình dân (PP) của Thủ tướng tạm quyền Mariano Rajoy đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử song không đủ số ghế cần thiết để tự thành lập chính phủ và cần phải có sự ủng hộ của các đảng khác trong các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ thiểu số của mình tại Quốc hội.
Trong bối cảnh đó, với 85 ghế tại Quốc hội. PSOE có ý nghĩa quan trọng với PP.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông Sanchez, PSOE không muốn liên minh với PP, do những bê bối tham nhũng của đảng này cũng như phản đối tình trạng bất bình đẳng xã hội sau nhiều năm Tây Ban Nha áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng dưới thời Thủ tướng Rajoy.
Theo quy định, trước ngày 31-10, Tây Ban Nha sẽ phải có được một chính phủ được Quốc hội thông qua, nếu không một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức vào tháng 12, cuộc bầu cử thứ ba trong vòng 1 năm./.
Phải minh bạch về môi trường để người dân tin tưởng  (02/10/2016)
Kết quả chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội  (02/10/2016)
Kết quả chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội  (02/10/2016)
Chăm sóc y tế cho trẻ em nghèo  (02/10/2016)
Đoàn Việt Nam dự hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Australia  (01/10/2016)
Nga làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ ngày 01-10  (01/10/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên