Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc
Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta sau Đại hội Đảng toàn quốc XII.
Tham gia đoàn có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng và nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương.
Trong thời gian 6 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đã có chương trình làm việc khẩn trương, liên tục với hơn 50 hoạt động.
Tại Bắc Kinh, Thủ tướng và đoàn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường và gặp các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh); gặp gỡ nhiều tổ chức hội, đoàn thể của Trung Quốc, đại diện các gia đình cựu cố vấn Trung Quốc từng tham gia giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến; tiếp cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc; thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh và bà con kiều bào, lưu học sinh tại Trung Quốc.
Trong các cuộc hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, cũng như trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Lãnh đạo cấp cao hai nước thông qua trao đổi, trên nguyên tắc kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Hai bên nhất trí nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục cùng các nước ASEAN thực hiện toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, hiệp thương đàm phán thống nhất, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, không quân sự hóa, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc gồm 15 điểm cũng như ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.
Trước khi tới Bắc Kinh, Thủ tướng đã tham dự Hội chợ CAEXPO và CABIS tại Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây; cùng Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Cao Lệ đồng chủ trì lễ khai trương gian hàng “Thành phố đẹp” quốc gia Việt Nam với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Thủ phủ của cà-phê châu Á”; gặp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Bành Thanh Hoa; chủ trì Hội nghị bàn tròn đối thoại với các doanh nghiệp Trung Quốc; thăm Khu học xá Trung ương và Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Bát Quế Điền Viên.
Tại Hong Kong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Trưởng Khu hành chính đặc biệt Lương Chấn Anh, Tổng Thư ký Chính quyền Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trong các cuộc gặp, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam và Hong Kong cần tiếp tục phát huy tốt vai trò các cơ chế hợp tác hiện có, thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hong Kong, tích cực thực hiện các biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, du lịch. Nhân dịp này, Thủ tướng đã tiếp và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt tại Hong Kong, Macau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Hong Kong -Việt Nam và chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác và hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp hai bên với tổng giá trị gần 10 tỷ USD.
Thủ tướng cũng đã có cuộc tiếp xúc, làm việc với nhóm các Quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư tài chính toàn cầu (State Street, Morgan Stanley, Capital Group..., tổng trị giá tài sản đang quản lý là 9.500 tỷ USD).
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội chợ CAEXPO và CABIS của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa quan trọng, nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Bên cạnh đó, thành công của chuyến thăm còn thể hiện vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực và trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN trong việc thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng ASEAN nói chung và quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói riêng, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV  (15/09/2016)
Vấn đề xe công làm “nóng” phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/09/2016)
Cần Thơ cần huy động nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng  (15/09/2016)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình xác lập mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước kiểu mới ở Việt Nam  (15/09/2016)
Giảm giá tới 60% khi mua sắm trực tuyến qua VietinBank iPay Mobile  (15/09/2016)
Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 10  (14/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay