Thủ tướng: Khâu yếu nhất của cải cách hành chính là cán bộ
Tại hội nghị trực tuyến về công tác cải cách hành chính ngày 17-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Tại hội nghị này, chúng ta phải tìm được khâu yếu nhất là gì? Theo tôi là cán bộ. Anh cải cách trời, thủ tục nhiều, nhưng cán bộ vẫn là quyết định. Cán bộ, cán bộ và cán bộ. Đây là khâu chúng ta cần quan tâm. Bộ máy đông mà không mạnh thì chúng ta cải cách thế nào?”
Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đang bàn về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt để phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển. Vậy tinh thần đó được chỉ đạo thế nào?
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia, các nhà quản lý và cả những người có trách nhiệm hoạch định chính sách đã có nhiều ý kiến phân tích làm rõ nội hàm của một Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động. Nhiều ý kiến đã lý giải xác đáng về phạm trù Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính, hành động. Theo đó, Chính phủ sẽ điều hành trên tinh thần thượng tôn pháp luật; xây dựng thể chế và điều hành bằng thể chế.
Chính phủ lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả công việc. Đồng thời, Chính phủ sẽ thật sự kỷ cương, nghiêm minh để vừa làm gương lại vừa tạo được niềm tin cho cấp dưới, cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đặt ra là nhận thức và hành động của chính quyền các cấp và toàn thể đội ngũ cán bộ công chức là phải chấp hành theo đúng và theo kịp tinh thần của Chính phủ?
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu ra nhiều câu hỏi: Điều mà chúng ta đang nói về liêm chính, hành động, kiến tạo là ở Chính phủ Trung ương, chứ các cấp, các ngành, đến các địa phương, từ tỉnh đến huyện đến xã, những nơi trực tiếp với dân có chuyển biến không?
Ý chí chính trị của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ là một quyết tâm to lớn, một định hướng đúng đắn, tạo nên động lực mới nhưng chỉ thành hiện thực khi mà tất cả đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống chính trị phải hành động cùng Chính phủ.
Suy cho cùng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ có được thực hiện một cách đúng đắn hay không, chính sách có đi vào cuộc sống và phục vụ lợi ích của nhân dân, đất nước hay không là do đội ngũ cán bộ công chức thực hiện. Nếu cán bộ công chức không làm tròn nhiệm vụ, không thực sự là công bộc của nhân dân thì việc thực thi chính sách sẽ bị biến tướng, không còn phục vụ lợi ích của dân mà là phục vụ cho nhóm lợi ích.
Làm rõ vai trò của đội ngũ cán bộ công chức - những người hưởng lương từ tiền thuế của nhân dân, không chỉ là những khái niệm chung chung, những phạm trù trừu tượng mà phải cụ thể, thiết thực. Phải nhìn nhận, đánh giá việc làm, năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức qua sự hài lòng của dân, trong từng công việc.
Thủ tướng nêu cụ thể: “Ví dụ ở lĩnh vực y tế xã hội hóa đã thành công chưa? Chính người bệnh nuôi bác sỹ, nuôi cán bộ y tế đấy. Vậy thái độ chúng ta thế nào để người bệnh hài lòng. Các bộ từ cấp cơ sở trở lên hưởng lương là từ tiền thuế của dân chứ không ai khác đâu”.
Nói về đội ngũ công chức không thể không nói đến việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ. Thủ tướng đã nói: “Thi tuyển để tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”. Bao nhiêu đời nay, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, việc đào tạo và tiến cử hiền tài là một việc vô cùng quan trọng. Dân tộc nào, đất nước nào có nhiều hiền tài trong bộ máy nhà nước thì hưng thịnh, trái lại nhiều tham quan ô lại, bè phái trong chính quyền thì đất nước suy vong.
Với tinh thần phục vụ, kiến tạo, liêm chính và hành động của Chính phủ, nhân dân hy vọng rằng Chính phủ sẽ có các biện pháp khả thi để bộ máy hành chính Nhà nước tuyển chọn được người tài; có cơ chế để loại bỏ người thiếu năng lực, những loại cán bộ công chức luôn tìm cách tham ô, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp ra khỏi bộ máy công quyền; để cán bộ công chức thật sự là công bộc của nhân dân.
Chỉ bằng những hành động liêm chính mang tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức thì mới đưa cả hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương hướng về nhân dân. Chỉ khi đó, nhân dân mới tin vào chính quyền, mới thật sự xem chính quyền là của dân, do dân và vì dân.
Đây chính là vấn đề trách nhiệm của cán bộ công chức, của những người đứng đầu trong cả quá trình ra quyết định và việc thực hiện quyết định tới cùng của mình; để không ai có thể né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm bằng việc rút kinh nghiệm tập thể.
Một Chính phủ hành động, kiến tạo, phục vụ, liêm chính phải thể hiện qua từng hành vi, năng lực, phẩm chất, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trước người dân và doanh nghiệp.
Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải hành động cùng Chính phủ vì mục tiêu Chính phủ hướng về nhân dân trên tinh thần kiến tạo, phục vụ và liêm chính. Mỗi cán bộ, công chức phải làm tròn vai trò, trách nhiệm và chịu sự giám sát của nhân dân.
Do đó, mỗi cán bộ công chức cần thấu hiểu lời nhắn nhủ của Thủ tướng: “Tôi xin nói với các đồng chí: Cán bộ làm gì dân cũng biết, chứ không phải là không biết đâu. Chúng ta phải hiểu như thế để đề cao trách nhiệm của mình”./.
Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của Đảng viên  (17/08/2016)
Ứng phó biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững  (17/08/2016)
Thủ tướng xin lỗi việc đoàn xe công vụ đi vào phố cổ Hội An  (17/08/2016)
Chương trình cải cách hành chính nhà nước: 5 năm nhìn lại  (17/08/2016)
Tọa đàm: “Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết ở Đảng bộ thành phố Thanh Hóa - Thực tiễn và kinh nghiệm”  (17/08/2016)
Những hệ lụy an ninh từ “hậu Brexit”  (17/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển