Các địa phương tích cực chuẩn bị cho năm học mới 2016-2017
Hà Giang đẩy mạnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục tỉnh Hà Giang sẽ đẩy mạnh các hoạt động đổi mới trên nhiều phương diện, coi đây nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này.
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết: Năm học này, Hà Giang sẽ tập trung đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi cử; từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn, từ năm học 2016 - 2017 thống nhất sử dụng sách giáo khoa hiện hành và vận dụng những ưu điểm của mô hình trường học mới. Dự kiến, tài liệu dạy học có kế thừa những ưu điểm của mô hình trường học mới sẽ được hoàn thiện trong tháng 8-2016; việc tập huấn hướng dẫn giáo viên theo tài liệu này sẽ được ngành giáo dục tỉnh Hà Giang triển khai ngay sau khi ban hành tài liệu.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang sẽ tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo các chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm học 2018-2019. Hà Giang cũng từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch giáo dục và đào tạo. Trong đó, Sở tập trung xây dựng 30% số trường thuộc phạm vi quản lý có thư viện phong phú về đầu sách và hoạt động hiệu quả cao; chú trọng thực hiện kế hoạch chuyển học sinh tiểu học từ các điểm trường về học tại trường chính. Cùng với đổi mới hoạt động dạy và học, Hà Giang sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính trong trường học, tăng cường hoạt động trường học kết nối; phấn đấu tăng số trường, cơ sở giáo dục sử dụng sách điện tử từ 64,5% năm 2015 lên 80% trong năm học này...
Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…, cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường. Cùng với nhiều công trình thí nghiệm, trường trung học phổ thông được hoàn thành, năm học này cấp học mầm non tỉnh Hà Giang sẽ có gần 280 phòng học mới.
Bình Dương: Năm 2017, biên chế ngành giáo dục - đào tạo và y tế tăng hơn 1.500 người so với năm 2016
Kỳ họp lần thứ hai, HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX đã thông qua Nghị quyết về biên chế sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề năm học 2016 - 2017 và sự nghiệp y tế năm 2017 của tỉnh là 27.187 người, tăng 1.542 người so với năm 2016; trong đó, sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề tăng 1.188 người, sự nghiệp y tế tăng 354 người.
Theo Ban Pháp chế HĐND tỉnh, qua thẩm tra cho thấy, năm học 2016-2017, tỉnh Bình Dương tăng 656 lớp học, 48 nhóm trẻ và 29.368 học sinh; thành lập mới 15 trường ở các cấp học và mở thêm ngành đối với Trường Trung cấp kỹ thuật Phú Giáo.
Nghị quyết còn phê duyệt biên chế sự nghiệp dự phòng 200 người nhằm kịp thời giao biên chế khi thành lập mới các cơ sở giáo dục công lập và các bệnh viện đa chuyên khoa. Đồng thời, thực hiện lộ trình tinh giản biên chế theo quy định, UBND tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện giảm từ 1,5% đến 2% biên chế được giao năm 2016 đối với các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho rằng, việc tăng thêm biên chế như trên là hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị. Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh trong phân bổ biên chế sự nghiệp chỉ bổ sung biên chế cho yêu cầu thành lập mới hoặc tăng lớp, tăng học sinh, tăng quy mô giường bệnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW gắn với thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình tinh giản biên chế của ngành và địa phương.
Bạc Liêu đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây dựng trường lớp
Chuẩn bị năm học mới 2016-2017, tỉnh Bạc Liêu đầu tư hơn 30 tỷ đồng để tu sửa, xây dựng trường lớp. Hiện các địa phương trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
Từ ngày 01-8, các trường học trên địa bàn huyện Hòa Bình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức vận động học sinh trong độ tuổi đến trường. Bên cạnh đó, các trường học trên địa bàn huyện tổ chức chỉnh trang khuôn viên trường, lớp; sửa chữa bàn ghế học sinh; đầu tư các trang thiết bị dạy học; nâng cấp sân trường, hệ thống thoát nước... với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Năm học mới này, huyện Phước Long đầu tư hơn 5 tỷ đồng cho công tác sửa chữa, nâng cấp trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy và học. Huyện đã xây thêm nhiều phòng học cho trường Tiểu học C Phước Long và trường Trung học cơ sở Phong Thạnh Tây A; đồng thời đưa vào sử dụng trường Tiểu học A Vĩnh Phú Tây.
Huyện Hồng Dân cũng đã hoàn thành việc sửa chữa trường, lớp phục vụ năm học mới 2016 - 2017 với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm học này, huyện Hồng Dân có hơn 17.000 học sinh ở các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được vận động đến trường.
Ngoài nguồn kinh phí của ngành giáo dục, các địa phương và các trường cũng phát huy tốt công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc huy động người dân đóng góp ngày công để hoàn tất các công trình xây dựng. Các trường cũng tổ chức bồi dưỡng chính trị, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong dịp hè...
Lai Châu nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa
Ngày 12-8, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới 2016 - 2017. Trong năm học mới, ngành giáo dục và đào tạo Lai Châu phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt các trường duy trì, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học.
Trong năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu thực hiện 8 nội dung chủ yếu như: Cụ thể hóa kế hoạch về truyền thông giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận và phát huy sự đóng góp của toàn xã hội trong việc xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục và đào tạo Lai Châu cũng tiếp tục xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong đội ngũ nhà giáo; đổi mới công tác quản lý từ Sở đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học, với quan điểm "Quản lý là phục vụ và quản lý phải đúng nghĩa, thực chất, bảo đảm dân chủ, thống nhất"; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường; duy trì số lượng, chất lượng học sinh gắn với thi đua khen thưởng, kỷ luật. Ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo thanh tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh đồng thời chú trọng thực hiện các kiến nghị, kết luận xử lý sau thanh tra...
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng tiếp tục củng cố, duy trì kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉnh Lai Châu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Đà Nẵng không tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập
Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng không tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập mà vẫn áp dụng mức thu học phí như đã thực hiện trong năm học 2015 - 2016. Đây là thông tin được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 được tổ chức ngày 12-8.
Theo ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, việc giữ không tăng mức học phí nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đổi mới trên nhiều phương diện; trong đó, tập trung chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới các trang thiết bị, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và trí tuệ của học sinh.
Theo đó, trong năm học 2016 - 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng sẽ triển khai đề án "Sữa học đường" nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ mầm non tại các xã miền núi, các khu công nghiệp và các địa phương khó khăn trên địa bàn thành phố. Đến năm 2017, Đà Nẵng phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng, nâng cao tầm vóc, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non, khống chế trẻ thừa cân, béo phì.
Tại các trường mầm non, nhóm lớp độc lập tư thục, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai; 100% trẻ mầm non tại các địa bàn thí điểm ở trường mầm non công lập, dân lập, tư thục và nhóm lớp độc lập tư thục được uống sữa tại đơn vị ít nhất 3 lần/tuần.
Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học bơi cho 100% học sinh tiểu học. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu học 2 buổi/ngày của học sinh tiểu học, trong năm học 2016 - 2017, Đà Nẵng đã đầu tư 277 tỷ đồng xây mới và sửa chữa 33 công trình trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) tại các trường tiểu học và trung học cơ sở; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Quỹ Fred Hollows Việt Nam triển khai dự án “Chăm sóc mắt học đường” giai đoạn 2016 - 2018, với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng do Ngân hàng Standard Chartered và Quỹ Fred Hollows tài trợ. Dự án được triển khai tại tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 4 quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn. Theo đó, sẽ có hơn 7.500 học sinh nghèo bị tật khúc xạ được cấp kính thông qua khám sàng lọc tại trường, 300 học sinh nghèo được hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng về mắt./.
Iran làm phim quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam  (14/08/2016)
Nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro xuất hiện trước công chúng  (14/08/2016)
Ngày càng có nhiều người Anh muốn xin nhập quốc tịch Đức  (14/08/2016)
Hàng chục trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt một  (13/08/2016)
Cần lấy ý kiến người dân về việc di dời Trung tâm hành chính Đà Nẵng  (13/08/2016)
Chống thực phẩm 'bẩn': Doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc  (13/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển