Ngày càng có nhiều người Anh muốn xin nhập quốc tịch Đức
Bài báo viết về trường hợp bà Alison Fry có chồng là người Đức, hai con gái mang hộ chiếu Đức và đã sống 27 năm ở Đức. Thế nhưng, sau sự kiện Brexit, người phụ nữ 49 tuổi này đã nộp đơn xin nhập tịch Đức, vì không muốn gặp các rắc rối liên quan tới hoạt động xuất cảnh ra vào khối EU.
Không chỉ trường hợp Fry, mà tại Đức còn có rất nhiều trường hợp người Anh muốn nhập tịch Đức sau vụ Brexit. Theo báo Đức, kể từ đầu năm 2016 và đặc biệt từ ngày 23-6 đến nay, đã có rất nhiều người Anh nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức và xu hướng này đặc biệt tăng mạnh ở các địa phương lớn tại Đức.
Một số nơi như tại Stuttgart, số người nộp đơn xin nhập tịch Đức tăng gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Hamburg đã có 120 công dân Anh xin nhập tịch Đức kể từ sau ngày 23-6.
Trước tình hình trên, nhóm nghị sỹ đảng Xanh trong Quốc hội đang đề nghị nới lỏng các quy định về nhập tịch cho công dân Anh. Với các trường hợp đã sống ở Đức trên 6 năm đã hội đủ các tiêu chí nên được tạo điều kiện để họ có quốc tịch Đức, thay vì mức thời hạn thông thường là 8 năm.
Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã phản đối dành đặc quyền cho công dân Anh được nhập quốc tịch Đức, cho rằng việc nhập tịch với người nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện chung đã đặt ra.
Thông thường, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức phải từ bỏ quốc tịch ban đầu của mình, song với công dân EU có đôi chút khác biệt.
Một người quốc tịch Anh muốn trở thành công dân Đức thì người này vẫn được giữ quốc tịch Anh chừng nào Anh còn thuộc EU. Đây là lý do đã có rất nhiều người Anh ở Đức nộp đơn xin nhập tịch Đức kể từ sau ngày 23-6 vừa qua./.
Hàng chục trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt một  (13/08/2016)
Cần lấy ý kiến người dân về việc di dời Trung tâm hành chính Đà Nẵng  (13/08/2016)
Chống thực phẩm 'bẩn': Doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc  (13/08/2016)
Hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác khu vực phía Bắc  (13/08/2016)
Mỗi địa phương cần phát huy tốt nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  (13/08/2016)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Liên bang Nga  (13/08/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên