Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tái cơ cấu thì không ngại va chạm”
21:34, ngày 04-08-2016
TCCSĐT - Sáng 04-8-2016, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và làm việc với lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), tập trung đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điều đầu tiên đáng ghi nhận là quyết tâm của Tập đoàn trong triển khai tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Ý chí rất quan trọng bởi không ít người ngại tái cơ cấu bởi ngại va chạm và rủi ro. “Làm cái gì mà không quyết tâm thì khó thành công, nhất là các việc khó”, Thủ tướng nói.
Điều quan trọng thứ hai, theo đánh giá của Thủ tướng, ngoài ý chí, quyết tâm thì VNPT coi trọng áp dụng khoa học - công nghệ trong quá trình tái cơ cấu, nhờ đó giá trị gia tăng cao hơn, năng suất lao động tăng. Cho rằng việc cải thiện thu nhập cho người lao động là một mục tiêu quan trọng trong công tác tái cơ cấu, Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo Tập đoàn đã đoàn kết nội bộ, đặt lợi ích của Nhà nước, Tập đoàn, người lao động lên trên bởi kinh nghiệm một số nơi thực hiện tái cơ cấu, xảy ra va chạm, mâu thuẫn nội bộ, nhất là trong bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng với VNPT về công tác quản lý đầu tư, tài chính, công khai minh bạch, chống xin - cho, ban phát, chống lợi ích nhóm; quan tâm trọng dụng cán bộ trẻ, có năng lực, phẩm chất tốt, “tìm người tài chứ không tìm người nhà”, tránh một “căn bệnh” mà tập đoàn Nhà nước hay mắc phải.
Bên cạnh đó, VNPT đã tái cơ cấu hoạt động theo đúng mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin hiện đại, giảm đầu mối. “Điều quan trọng là không những vốn nhà nước bảo toàn mà còn có bước phát triển, chứ tái cơ cấu mà làm mất vốn Nhà nước thì không ổn”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của VNPT như chưa hoàn thành một cách cơ bản, toàn diện tái cơ cấu theo Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình tổ chức sắp xếp còn một số vấn đề, nhất là với khối trường học, bệnh viện thuộc Tập đoàn. Số lượng thuê bao di động không thấp nhưng doanh thu chưa cao.
Nhấn mạnh tinh thần viễn thông tiếp tục là ngành mũi nhọn, thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, tạo điều kiện, động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác, là động lực cho các ngành lĩnh vực khác cũng như toàn bộ nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị VNPT có các giải pháp cụ thể để lợi nhuận cao hơn, thực hiện tốt hơn một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao. “Các đồng chí làm kinh doanh thì không thể giao nhiệm vụ chính trị mà không tính hạch toán. Không thể để nhập nhằng giữa nhiệm vụ chính trị, phúc lợi xã hội với kinh doanh”, Thủ tướng nêu rõ.
VNPT cần tối đa hóa giá trị, mang lại lợi nhuận, lãi vốn cao nhất cho Nhà nước. Đây là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành của Tập đoàn. Phải phấn đấu đưa VNPT vươn lên vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông Việt Nam. VNPT phải phát triển mạng viễn thông di động, thương hiệu VinaPhone đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin, tham gia tích cực vào chương trình xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ chủ trì.
VNPT tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng đường truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã, bảo đảm tuyệt đối an toàn. Xây dựng các trang web cho những xã khó khăn theo hướng phong phú, đa dạng nội dung, từ đó, các doanh nghiệp có thể biết được thông tin và hỗ trợ cho các xã khó khăn đó.
Tiếp tục hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt chiến lược, kế hoạch, nhất là kế hoạch đầu tư của Tập đoàn trong giai đoạn tới theo hướng đầu tư có trọng điểm, vào lĩnh vực có hiệu quả. Xây dựng phương án cổ phần hóa mạnh mẽ hơn để thu hút nguồn lực, đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục là đơn vị chủ lực của ngành viễn thông-công nghệ thông tin. Thủ tướng cũng mong muốn VNPT có các sản phẩm công nghiệp viễn thông mang thương hiệu Việt Nam.
Lưu ý VNPT đổi mới mô hình của từng doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng mô hình hiện nay gặp trở ngại gì thì phải sửa với tinh thần bộ máy VNPT tinh gọn, hiệu quả hơn, năng động, nhạy bén.
Về đề xuất của VNPT cho phép sở hữu 20% vốn điều lệ của Mobifone và sử dụng một phần số tiền thu được từ việc bán cổ phần của MobiFone khi thực hiện cổ phần hóa để hỗ trợ về nguồn vốn cho VNPT trong quá trình tái cơ cấu, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, đề xuất phương án cổ phần hóa MobiFone theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Cơ bản khắc phục tình trạng “ngồi nhầm chỗ”
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng cho biết, Tập đoàn đã triển khai tái cơ cấu qua 3 giai đoạn, theo đó, cơ bản hoàn thành công tác tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định. Bộ máy quản lý của Công ty mẹ đã được tổ chức lại từ 15 đầu mối với hơn 500 lao động giảm còn 11 đầu mối với 300 lao động. Bộ máy tổ chức được sắp xếp tinh gọn hơn, “cơ bản khắc phục tình trạng ngồi nhầm chỗ, hưởng nhầm lương”.
VNPT đã thực hiện thoái vốn toàn bộ được 15 danh mục; giá trị vốn đầu tư trên sổ sách đã thoái xấp xỉ 31% tổng giá trị vốn đầu tư trên sổ sách phải thoái vốn (602 tỷ đồng/2.002 tỷ đồng). Tổng giá trị thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Tổ chức hoạt động của VNPT đã được chuyển sang mô hình 3 lớp “Dịch vụ - Hạ tầng - Kinh doanh” với nguyên tắc “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả”. Triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ quản trị hiện đại như hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC, trả lương theo 3Ps, phần mềm quản lý điều hành…
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng, nhờ tái cơ cấu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chuyển biến rõ rệt.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu đạt 61.347 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch. Tổng lợi nhuận thực hiện đạt 2.196 tỷ đồng, tăng 23,5% so cùng kỳ năm 2015. Thuê bao di động phát triển mới đạt hơn 6,4 triệu thuê bao, tăng 47,5% so cùng kỳ. Tổng số thuê bao Internet đạt 250.000 thuê bao, tăng 61,2% so cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, bảo đảm hoạt động của hệ thống vệ tinh Vinasat 1, 2 và hệ thống mạng thông tin chuyên dùng phục vụ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền; cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích tới các vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Trong 5 năm tới, VNPT đặt mục tiêu tổng lợi nhuận đạt 24.174 tỷ đồng, tăng 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Tổng nộp ngân sách của VNPT dự kiến đạt 21.120 tỷ đồng. Ngoài bàn giao quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại một số công ty, học viện, Tập đoàn cũng đã thoái vốn toàn bộ 15 danh mục. Mức vốn đã thoái là 602 tỷ đồng trong tổng số 2.002 tỷ đồng phải thoái.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, t ái cơ cấu đã mang lại cho VNPT nhiều chuyển biến tích cực cả về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu có mức tăng trưởng 47%, nộp ngân sách tăng 35%. Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn triển khai dịch vụ 4G trong năm 2016.
Phủ sóng di động toàn bộ lãnh thổ, vùng biển Việt Nam
Nhân dịp tới thăm và làm việc tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ấn nút khai trương dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S, phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, vùng biển của Việt Nam. VinaPhone-S là dịch vụ di động vệ tinh của VinaPhone với vùng phủ rộng lên đến 2/3 thế giới và phủ sóng 100% toàn bộ vùng trời, vùng biển, biên giới hải đảo của Việt Nam.
Việc VNPT triển khai dịch vụ phủ sóng vệ tinh vùng biển, biên giới, hải đảo cho thấy ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, VNPT nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội. Dịch vụ Vinaphone-S có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, đặc biệt là giúp ngư dân của chúng ta đi bám biển, đánh bắt xa bờ, giúp các lực lượng chức năng nhanh chóng nắm bắt thông tin, từ đó, hỗ trợ ngư dân tốt hơn, góp phần khẳng định vững chắc chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Dịch vụ này cũng giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa thuận tiện hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, đồng thời, giúp chính quyền các cấp giữ liên lạc hỗ trợ người dân trong các tình huống khẩn nguy khi xảy ra thiên tai.
Với thiết bị di động vệ tinh và sim VinaPhone trả sau đã đăng ký dịch vụ VinaPhone-S, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các dịch vụ thoại, nhắn tin, SMS, định vị vệ tinh (GPS), bảo đảm thông tin liên lạc tại bất cứ nơi đâu, không giới hạn không gian và khoảng cách, không bị phụ thuộc vào các điều kiện cơ sở hạ tầng, thời tiết, địa lý. Dịch vụ này giúp giảm chi phí liên lạc xuyên quốc gia xuống chỉ còn 1/2 so với dịch vụ điện thoại vệ tinh hiện nay.
Thủ tướng biểu dương nỗ lực không ngại khó khăn, phục vụ nhân dân, an ninh quốc phòng của VNPT khi triển khai dịch vụ VinaPhone, đồng thời mong muốn với sự tập trung sức mạnh của các nguồn lực, sau quá trình tái cơ cấu bước đầu thành công, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, VNPT nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển các dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin công ích, thực hiện đúng vai trò, sứ mệnh của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển đất nước.
Dự kiến sau khi đưa vào khai thác, dịch vụ này là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ hoạt động của các lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư, hải cảnh, ngư dân và những người dân sinh sống tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đặc biệt đây là loại hình thông tin liên lạc hữu hiệu trong trường hợp thiên tai, địch họa, cứu hộ, cứu nạn…/.
Điều quan trọng thứ hai, theo đánh giá của Thủ tướng, ngoài ý chí, quyết tâm thì VNPT coi trọng áp dụng khoa học - công nghệ trong quá trình tái cơ cấu, nhờ đó giá trị gia tăng cao hơn, năng suất lao động tăng. Cho rằng việc cải thiện thu nhập cho người lao động là một mục tiêu quan trọng trong công tác tái cơ cấu, Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo Tập đoàn đã đoàn kết nội bộ, đặt lợi ích của Nhà nước, Tập đoàn, người lao động lên trên bởi kinh nghiệm một số nơi thực hiện tái cơ cấu, xảy ra va chạm, mâu thuẫn nội bộ, nhất là trong bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng với VNPT về công tác quản lý đầu tư, tài chính, công khai minh bạch, chống xin - cho, ban phát, chống lợi ích nhóm; quan tâm trọng dụng cán bộ trẻ, có năng lực, phẩm chất tốt, “tìm người tài chứ không tìm người nhà”, tránh một “căn bệnh” mà tập đoàn Nhà nước hay mắc phải.
Bên cạnh đó, VNPT đã tái cơ cấu hoạt động theo đúng mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin hiện đại, giảm đầu mối. “Điều quan trọng là không những vốn nhà nước bảo toàn mà còn có bước phát triển, chứ tái cơ cấu mà làm mất vốn Nhà nước thì không ổn”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của VNPT như chưa hoàn thành một cách cơ bản, toàn diện tái cơ cấu theo Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình tổ chức sắp xếp còn một số vấn đề, nhất là với khối trường học, bệnh viện thuộc Tập đoàn. Số lượng thuê bao di động không thấp nhưng doanh thu chưa cao.
Nhấn mạnh tinh thần viễn thông tiếp tục là ngành mũi nhọn, thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, tạo điều kiện, động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác, là động lực cho các ngành lĩnh vực khác cũng như toàn bộ nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị VNPT có các giải pháp cụ thể để lợi nhuận cao hơn, thực hiện tốt hơn một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao. “Các đồng chí làm kinh doanh thì không thể giao nhiệm vụ chính trị mà không tính hạch toán. Không thể để nhập nhằng giữa nhiệm vụ chính trị, phúc lợi xã hội với kinh doanh”, Thủ tướng nêu rõ.
VNPT cần tối đa hóa giá trị, mang lại lợi nhuận, lãi vốn cao nhất cho Nhà nước. Đây là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành của Tập đoàn. Phải phấn đấu đưa VNPT vươn lên vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông Việt Nam. VNPT phải phát triển mạng viễn thông di động, thương hiệu VinaPhone đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin, tham gia tích cực vào chương trình xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ chủ trì.
VNPT tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng đường truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã, bảo đảm tuyệt đối an toàn. Xây dựng các trang web cho những xã khó khăn theo hướng phong phú, đa dạng nội dung, từ đó, các doanh nghiệp có thể biết được thông tin và hỗ trợ cho các xã khó khăn đó.
Tiếp tục hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt chiến lược, kế hoạch, nhất là kế hoạch đầu tư của Tập đoàn trong giai đoạn tới theo hướng đầu tư có trọng điểm, vào lĩnh vực có hiệu quả. Xây dựng phương án cổ phần hóa mạnh mẽ hơn để thu hút nguồn lực, đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục là đơn vị chủ lực của ngành viễn thông-công nghệ thông tin. Thủ tướng cũng mong muốn VNPT có các sản phẩm công nghiệp viễn thông mang thương hiệu Việt Nam.
Lưu ý VNPT đổi mới mô hình của từng doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng mô hình hiện nay gặp trở ngại gì thì phải sửa với tinh thần bộ máy VNPT tinh gọn, hiệu quả hơn, năng động, nhạy bén.
Về đề xuất của VNPT cho phép sở hữu 20% vốn điều lệ của Mobifone và sử dụng một phần số tiền thu được từ việc bán cổ phần của MobiFone khi thực hiện cổ phần hóa để hỗ trợ về nguồn vốn cho VNPT trong quá trình tái cơ cấu, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, đề xuất phương án cổ phần hóa MobiFone theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Cơ bản khắc phục tình trạng “ngồi nhầm chỗ”
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng cho biết, Tập đoàn đã triển khai tái cơ cấu qua 3 giai đoạn, theo đó, cơ bản hoàn thành công tác tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định. Bộ máy quản lý của Công ty mẹ đã được tổ chức lại từ 15 đầu mối với hơn 500 lao động giảm còn 11 đầu mối với 300 lao động. Bộ máy tổ chức được sắp xếp tinh gọn hơn, “cơ bản khắc phục tình trạng ngồi nhầm chỗ, hưởng nhầm lương”.
VNPT đã thực hiện thoái vốn toàn bộ được 15 danh mục; giá trị vốn đầu tư trên sổ sách đã thoái xấp xỉ 31% tổng giá trị vốn đầu tư trên sổ sách phải thoái vốn (602 tỷ đồng/2.002 tỷ đồng). Tổng giá trị thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Tổ chức hoạt động của VNPT đã được chuyển sang mô hình 3 lớp “Dịch vụ - Hạ tầng - Kinh doanh” với nguyên tắc “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả”. Triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ quản trị hiện đại như hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC, trả lương theo 3Ps, phần mềm quản lý điều hành…
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng, nhờ tái cơ cấu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chuyển biến rõ rệt.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu đạt 61.347 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch. Tổng lợi nhuận thực hiện đạt 2.196 tỷ đồng, tăng 23,5% so cùng kỳ năm 2015. Thuê bao di động phát triển mới đạt hơn 6,4 triệu thuê bao, tăng 47,5% so cùng kỳ. Tổng số thuê bao Internet đạt 250.000 thuê bao, tăng 61,2% so cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, bảo đảm hoạt động của hệ thống vệ tinh Vinasat 1, 2 và hệ thống mạng thông tin chuyên dùng phục vụ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền; cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích tới các vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Trong 5 năm tới, VNPT đặt mục tiêu tổng lợi nhuận đạt 24.174 tỷ đồng, tăng 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Tổng nộp ngân sách của VNPT dự kiến đạt 21.120 tỷ đồng. Ngoài bàn giao quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại một số công ty, học viện, Tập đoàn cũng đã thoái vốn toàn bộ 15 danh mục. Mức vốn đã thoái là 602 tỷ đồng trong tổng số 2.002 tỷ đồng phải thoái.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, t ái cơ cấu đã mang lại cho VNPT nhiều chuyển biến tích cực cả về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu có mức tăng trưởng 47%, nộp ngân sách tăng 35%. Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn triển khai dịch vụ 4G trong năm 2016.
Phủ sóng di động toàn bộ lãnh thổ, vùng biển Việt Nam
Nhân dịp tới thăm và làm việc tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ấn nút khai trương dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S, phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, vùng biển của Việt Nam. VinaPhone-S là dịch vụ di động vệ tinh của VinaPhone với vùng phủ rộng lên đến 2/3 thế giới và phủ sóng 100% toàn bộ vùng trời, vùng biển, biên giới hải đảo của Việt Nam.
Việc VNPT triển khai dịch vụ phủ sóng vệ tinh vùng biển, biên giới, hải đảo cho thấy ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, VNPT nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội. Dịch vụ Vinaphone-S có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, đặc biệt là giúp ngư dân của chúng ta đi bám biển, đánh bắt xa bờ, giúp các lực lượng chức năng nhanh chóng nắm bắt thông tin, từ đó, hỗ trợ ngư dân tốt hơn, góp phần khẳng định vững chắc chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Dịch vụ này cũng giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa thuận tiện hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, đồng thời, giúp chính quyền các cấp giữ liên lạc hỗ trợ người dân trong các tình huống khẩn nguy khi xảy ra thiên tai.
Với thiết bị di động vệ tinh và sim VinaPhone trả sau đã đăng ký dịch vụ VinaPhone-S, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các dịch vụ thoại, nhắn tin, SMS, định vị vệ tinh (GPS), bảo đảm thông tin liên lạc tại bất cứ nơi đâu, không giới hạn không gian và khoảng cách, không bị phụ thuộc vào các điều kiện cơ sở hạ tầng, thời tiết, địa lý. Dịch vụ này giúp giảm chi phí liên lạc xuyên quốc gia xuống chỉ còn 1/2 so với dịch vụ điện thoại vệ tinh hiện nay.
Thủ tướng biểu dương nỗ lực không ngại khó khăn, phục vụ nhân dân, an ninh quốc phòng của VNPT khi triển khai dịch vụ VinaPhone, đồng thời mong muốn với sự tập trung sức mạnh của các nguồn lực, sau quá trình tái cơ cấu bước đầu thành công, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, VNPT nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển các dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin công ích, thực hiện đúng vai trò, sứ mệnh của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển đất nước.
Dự kiến sau khi đưa vào khai thác, dịch vụ này là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ hoạt động của các lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư, hải cảnh, ngư dân và những người dân sinh sống tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; đặc biệt đây là loại hình thông tin liên lạc hữu hiệu trong trường hợp thiên tai, địch họa, cứu hộ, cứu nạn…/.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hàn Quốc  (04/08/2016)
Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: "Nóng" vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm  (04/08/2016)
Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 8  (04/08/2016)
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững  (04/08/2016)
Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Lào đạt hiệu quả cao  (04/08/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên