Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 8
21:20, ngày 04-08-2016
Ngày 03-8-2016, tại thủ đô Washington D.C., đã diễn ra cuộc Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 8. Tham dự cuộc đối thoại, về phía Việt Nam gồm đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Đoàn Hoa Kỳ do bà Tina Kaidanow, quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Chính trị - Quân sự làm trưởng đoàn.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh nội địa, Cơ quan viện trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Tại cuộc Đối thoại, hai bên thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về song phương, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama để đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả; thảo luận các biện pháp nhằm đưa hợp tác phát triển trở thành trọng tâm của quan hệ hai nước; đồng thời trao đổi về các vấn đề kinh tế-thương mại như việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, việc thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và trợ giúp kỹ thuật, xây dựng năng lực của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để thực thi hiệp định này; Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị phía Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực trợ giúp Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ, tẩy độc tại các điểm nóng da cam/dioxin và trợ giúp nạn nhân chiến tranh.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Tina Kaidanow khẳng định Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một ưu tiên và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong vấn đề này, đồng thời cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh biển...
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình chính trị-an ninh tại khu vực, trong đó có các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố, buôn bán người, an ninh mạng, buôn bán ma túy và động vật hoang dã xuyên quốc gia; thảo luận việc phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cũng như việc hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai bên cũng đã trao đổi về các biện pháp hòa bình, tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có vụ kiện trước Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước./.
Tại cuộc Đối thoại, hai bên thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về song phương, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama để đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả; thảo luận các biện pháp nhằm đưa hợp tác phát triển trở thành trọng tâm của quan hệ hai nước; đồng thời trao đổi về các vấn đề kinh tế-thương mại như việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, việc thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và trợ giúp kỹ thuật, xây dựng năng lực của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để thực thi hiệp định này; Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị phía Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực trợ giúp Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ, tẩy độc tại các điểm nóng da cam/dioxin và trợ giúp nạn nhân chiến tranh.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Tina Kaidanow khẳng định Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một ưu tiên và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong vấn đề này, đồng thời cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh biển...
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình chính trị-an ninh tại khu vực, trong đó có các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố, buôn bán người, an ninh mạng, buôn bán ma túy và động vật hoang dã xuyên quốc gia; thảo luận việc phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cũng như việc hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai bên cũng đã trao đổi về các biện pháp hòa bình, tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có vụ kiện trước Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước./.
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững  (04/08/2016)
Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Lào đạt hiệu quả cao  (04/08/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu  (04/08/2016)
Kết quả nổi bật công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào  (04/08/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế  (04/08/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Trà Vinh  (04/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên