Thường vụ Quốc hội đánh giá cao chính phủ trong xử lý vụ Formosa
Tập trung khắc phục hậu quả gây ô nhiễm của Công ty Formosa Hà Tĩnh
Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ sáu tháng cuối năm, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ sự thông cảm với những khó khăn mà Chính phủ gặp phải trong công tác chỉ đạo, điều hành sáu tháng qua, trong bối cảnh tập trung tổ chức nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, lại phải ứng phó với những sự cố lớn chưa từng có như sự cố ô nhiễm môi trường làm hải sản chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung, sự cố máy bay rơi,...
Tuy nhiên, Chính phủ mới được kiện toàn đã bắt tay ngay vào công việc, cả bộ máy vào cuộc thông suốt. Do vậy, mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thấp hơn cùng kỳ năm trước, gây nhiều khó khăn cho việc triển khai nhiệm vụ, thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm, nhưng kết quả đó cũng phản ánh sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong sáu tháng đầy khó khăn vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá năm nay lạm phát có thể vượt mức 5% và tăng trưởng có thể không đạt mục tiêu đề ra là 6,7% theo Nghị quyết của Quốc hội. Nếu tổng cầu năm nay không tăng thì sự tăng trưởng của nền kinh tế chỉ còn trông chờ vào chi đầu tư phát triển của Nhà nước.
Khó khăn có thể thấy rõ qua việc tín dụng có xu hướng chậm lại so với mức ngân hàng huy động vào, tức là đầu tư cho sản xuất không cao. Đánh giá cao sự kiên trì của Chính phủ khi chưa đề nghị điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhưng Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải nói rõ, Chính phủ sẽ làm gì để không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc điều tra và công bố nguyên nhân làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng kết quả hoạt động “rất kiên quyết, tập trung” của Chính phủ là đã buộc Công ty Formosa Hà Tĩnh phải nhận trách nhiệm và bồi thường do hành vi xả thải không qua xử lý ra môi trường biển, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt, qua đó đã tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ lưu ý tới việc khắc phục hậu quả gây ô nhiễm của Công ty Formosa Hà Tĩnh, giải pháp khắc phục như thế nào; làm rõ nguyên nhân chủ quan trong phê duyệt, thẩm định dự án Formosa Hà Tĩnh; cần tính lại với những dự án như vậy thì có phải là công trình trọng điểm quốc gia hay không, do cấp nào xét duyệt; chính sách với Formosa Hà Tĩnh cũng cần xem xét lại như có cho phép điều chỉnh quy mô dự án không, có điều chỉnh lại ưu đãi hay không. Những vấn đề đó cần được nêu rõ ở phần giải pháp sáu tháng cuối năm trong báo cáo của Chính phủ để có giải pháp khắc phục triệt để, không để xảy ra với những dự án khác.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho thành phố Đà Nẵng
Thời gian còn lại của phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Thẩm tra Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng để tạo thuận lợi hơn cho Đà Nẵng trong quá trình thu hút nguồn lực đầu tư phát triển thì cần tăng tính “đột phá” về đầu tư, tài chính, ngân sách, phân cấp quản lý và thể chế hóa các nội dung đã được thể hiện trong Kết luận số 75-KL/TW ngày 12-11-2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, việc ban hành Nghị định của Chính phủ thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí về sự cần thiết ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách đối với Đà Nẵng.
Cơ quan thẩm tra nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có cơ sở pháp lý ban hành Nghị định quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với Đà Nẵng nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho thành phố.
Tuy nhiên, căn cứ vào Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, chỉ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về tài chính - ngân sách đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Còn Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (Điều 74) có quy định cho phép một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ban hành cơ chế đặc thù về tài chính - ngân sách, tuy nhiên đến ngày 01-01-2017 Luật mới có hiệu lực thi hành. Vì vậy, tại thời điểm hiện nay, việc cho phép ban hành cơ chế tài chính -ngân sách đặc thù đối với thành phố Đà Nẵng là thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Do đó, để bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cho áp dụng cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Đà Nẵng từ năm 2017 theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Còn đối với một số vấn đề phát sinh trong năm ngân sách 2016 đòi hỏi phải có quy định đặc thù thì áp dụng theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành (Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg).
Chủ trì thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Nghị định áp dụng cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng chỉ áp dụng từ ngày 01-01-2017 theo đúng tinh thần của Luật Ngân sách nhà nước 2015. Về các cơ chế phân cấp khác, như phân cấp cho quản lý, đề nghị Chính phủ thực hiện theo đúng luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai,...
Theo chương trình, ngày mai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017 và dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016./.
Tổng Bí thư tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Hy Lạp  (11/07/2016)
Việt Nam - Lào chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng  (11/07/2016)
Mặt trận Lào xây dựng phát triển đất nước tỉnh Champasak hợp tác toàn diện với Thành phố Hồ Chí Minh  (11/07/2016)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Lào và Chủ tịch Tập đoàn JA Solar  (11/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay